Bạn muốn tìm hiểu về dịch vụ bảo dưỡng máy phát điện nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về dịch vụ này nhé.
Menu
1. Tại sao cần phải bảo trì máy phát điện định kỳ

- Hoạt động ổn định: Bảo trì định kỳ giúp máy phát điện hoạt động ổn định hơn, giảm nguy cơ sự cố và đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục cho các thiết bị.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Bảo trì giúp các bộ phận như hệ thống lọc dầu, hệ thống bôi trơn và lọc gió hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ của máy phát điện.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Ttránh được các sự cố không mong muốn và giảm nguy cơ hỏng hóc, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí phục hồi máy phát điện sau sự cố.
- Đảm bảo hoạt động liên tục: Giúp đảm bảo rằng máy phát điện sẽ luôn hoạt động đúng cách, không gây ra gián đoạn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.
2. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện
Dưới đây là quy trình bảo dưỡng chi tiết nhất bạn có thể tham khảo để nắm rõ được các hạng mục bảo trì máy phát điện nhé.
2.1. Bảo dưỡng chế độ A
Quá trình bảo dưỡng máy phát điện chế độ A được thực hiện theo các bước cụ thể sau: đau thắt lưng

- Tiếp nhận máy và lập biên bản ghi nhận hiện trạng máy để bắt đầu quá trình kiểm tra chế độ A.
- Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt và nước làm mát để đảm bảo không có sự cố về rò rỉ gây ra mất dầu hoặc nhớt.
- Kiểm tra thông số trên đồng hồ và đảm bảo hệ thống an toàn hoạt động đúng cách.
- Kiểm tra áp lực nhớt để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống.
- Kiểm tra tiếng động của máy để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường.
- Kiểm tra hệ thống khí nạp để đảm bảo đủ khí nạp cho máy phát điện.
- Kiểm tra hệ thống xã để đảm bảo hoạt động chính xác khi cần thiết.
- Kiểm tra ống thông hơi để đảm bảo không bị tắc nghẽn, gây ra sự cố trong quá trình hoạt động.
- Kiểm tra độ căng của dây curoa để đảm bảo không có sự trượt dây gây ra hỏng hóc.
- Kiểm tra tình trạng của cánh quạt để đảm bảo không có sự cố về cánh quạt.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế để đảm bảo hoạt động ổn định.
- Kiểm tra acquy để đảm bảo dung lượng và hiệu suất hoạt động của acquy.
- Chạy máy và kiểm tra tổng thể để đảm bảo mọi hệ thống hoạt động đúng cách.
- Vệ sinh toàn bộ máy để loại bỏ bụi bẩn và cặn tích tụ trong quá trình sử dụng.
- Cân chỉnh máy để đạt hiệu suất hoạt động cao nhất.
- Chạy thử máy trong khoảng thời gian 15 phút để đảm bảo mọi hệ thống hoạt động một cách ổn định.
- Bàn giao lại máy và lập biên bản bàn giao để ghi nhận quá trình bảo dưỡng và hiện trạng của máy.
2.2. Bảo dưỡng chế độ B
Thực hiện bảo dưỡng máy phát điện ở chế độ B bao gồm các hạng mục sau:
2.2.1. HỆ THỐNG GIẢI NHIỆT
- Sử dụng dung dịch chuyên dụng để sục rửa két nước.
- Thay nước làm mát chống đông cặn để đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống.
- Vệ sinh dàn dải nhiệt và bên ngoài két nước.
- Kiểm tra và sửa chữa rò rỉ trong hệ thống giải nhiệt động cơ.
- Kiểm tra và bảo dưỡng các ống và khớp nối của hệ thống nước làm mát.
- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng của dây curoa.
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh cảm biến nhiệt độ để đảm bảo hoạt động chính xác.
2.2.2. HỆ THỐNG BÔI TRƠN
- Thay dầu nhớt định kỳ để đảm bảo bôi trơn cho động cơ.
- Thay lọc dầu để loại bỏ cặn và tạp chất từ dầu nhớt.
- Thay lọc dầu nhánh để bảo vệ các bộ phận nhạy cảm trong hệ thống.
- Kiểm tra và sửa chữa rò rỉ dầu trên động cơ và trên các lọc.
- Kiểm tra và ghi nhận nhiệt độ dầu để đảm bảo hoạt động ổn định.
- Kiểm tra và điều chỉnh áp lực dầu để đảm bảo hoạt động đúng cách.
2.2.3 HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Bảo dưỡng máy phát điện thực hiện kiểm tra nhiên liệu:
- Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu để đảm bảo không có sự cố.
- Thay lọc nhiên liệu để loại bỏ cặn và tạp chất.
- Thay lọc tách nước để loại bỏ nước hoặc các tạp chất trong nhiên liệu.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh nhiệt độ nhiên liệu theo yêu cầu.
- Kiểm tra và bảo dưỡng bơm dầu cao áp để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
2.2.4. HỆ THỐNG KHÍ NẠP
- Kiểm tra và sửa chữa rò rỉ trong hệ thống khí nạp.
- Kiểm tra và bảo dưỡng các khớp nối mềm và cứng trong hệ thống.
- Kiểm tra áp suất khí nạp để đảm bảo hoạt động đúng cách.
- Kiểm tra và thay lọc thông hơi để loại bỏ bụi và tạp chất.
- Thay lọc gió định kỳ để đảm bảo không khí sạch vào hệ thống.
- Kiểm tra và ghi nhận nhiệt độ khí nạp để đảm bảo hoạt động ổn định.
2.2.5. HỆ THỐNG KHÍ THẢI
Bảo dưỡng máy phát điện với hệ thống khí thải thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra và sửa chữa rò rỉ trong hệ thống thoát khói để đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra màu sắc của khí thải để phát hiện các vấn đề trong hệ thống.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lọc khói nếu có.
- Thay thế lọc khói máy phát điện để đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống.
2.2.6. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra và bảo dưỡng sạc Ác quy để đảm bảo năng lượng đủ cho khởi động.
- Kiểm tra mức nước axit của Ác quy (nếu có) và bổ sung nước khi cần thiết.
- Đo điện áp của Ác quy để đảm bảo hoạt động đúng cách.
- Kiểm tra độ sụt áp của Ác Quy khi đề máy để đảm bảo khởi động êm ái.
- Đo nội trở của Ác quy để kiểm tra trạng thái của nó.
- Kiểm tra và làm sạch các cực của Ác quy nếu cần.
- Kiểm tra hệ thống giây điện nối Ác Quy để đảm bảo kết nối đúng cách.
- Kiểm tra và bảo dưỡng củ đề để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống khởi động.
2.2.7. ĐỘNG CƠ
Bảo dưỡng máy phát điện với bộ phận động cơ sẽ triển khai kiểm tra các vấn đề sau:

- Kiểm tra tổng thể động cơ trước khi chạy máy để phát hiện và sửa chữa sớm các vấn đề.
- Kiểm tra tổng thể động cơ trong quá trình chạy máy để đảm bảo hoạt động ổn định.
- Kiểm tra và phát hiện các tiếng động lạ trong quá trình hoạt động của động cơ.
- Kiểm tra độ rung của máy để đảm bảo động cơ hoạt động một cách ổn định.
- Kiểm tra các chỉ số trên bảng điều khiển để đảm bảo hoạt động trong giới hạn an toàn.
- Căn chỉnh cài đặt các thông số về theo chuẩn của máy phát điện để đảm bảo hiệu suất cao nhất.
2.2.8. ĐẦU PHÁT ĐIỆN
Bảo dưỡng máy phát điện với bộ phần đầu cần thực hiện:
- Kiểm tra kết nối tiếp xúc của cáp động lực để đảm bảo kết nối đúng cách.
- Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu phát để đảm bảo hiệu suất làm việc.
- Đo độ cách điện cuộn dây để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
2.2.9. BẢNG ĐIỀU KHIỂN
- Kiểm tra toàn diện bảng điều khiển, kết nối dây, các phím bấm, và thông số hiển thị.
- Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU để đảm bảo hoạt động ổn định.
- Kiểm tra các trạng thái cảnh báo đảm bảo rằng tất cả các cảnh báo hoạt động đúng cách và không có trạng thái cảnh báo nào bị bỏ qua.
2.2.10. VẬN HÀNH CHẠY THỬ BÀN GIAO
Sau khi bảo dưỡng máy phát điện xong sẽ tiến hành vận hành thử, sau khi máy hoạt động ổn định bàn giao cho khách hàng.
- Kiểm tra tiếng động lạ
- Chế độ thử Manual / Auto
- Ghi nhận số giờ vận hành để đảm bảo máy hoạt động ổn định và không có vấn đề gì xảy ra.
- Đo và ghi lại các thông số như tốc độ, tần số, điện áp, dòng điện, áp suất, nhiệt độ, công suất, vv.
- Lau chùi và vệ sinh tổng thể máy phát điện cũng như phòng máy.
- Chuẩn bị máy và tiến hành bàn giao lại cho chủ đầu tư.
- Ký kết biên bản xác nhận việc bàn giao máy.
- Gửi báo cáo bảo trì bảo dưỡng và biên bản đề xuất cho các biện pháp cần thiết.
3. Lưu ý cần thiết khi bảo dưỡng bảo trì máy phát điện
Khi thực hiện bảo dưỡng máy phát điện cần phải lưu ý một số điểm sau:

3.1. Vận hành thường xuyên
Để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt, nên vận hành máy thường xuyên. Đề xuất bật máy hoạt động ít nhất mỗi 3 tháng một lần trong khoảng thời gian 30 phút để giữ cho các bộ phận trong máy không bị oxy hóa và bị cặn bẩn tích tụ.
3.2. Sử dụng phụ kiện chính hãng
Luôn lựa chọn và sử dụng phụ kiện chính hãng, có xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của máy. Tránh mua các phụ kiện giá rẻ không đảm bảo chất lượng trên thị trường, vì chúng có thể gây hỏng hóc hoặc hỏng máy.
3.3. An toàn cho người vận hành
Luôn đặt an toàn lên hàng đầu khi vận hành hoặc bảo dưỡng máy phát điện. Bọc các dây điện bị hở để tránh nguy cơ va đập hoặc giảm thiểu nguy cơ gây cháy nổ trong quá trình sử dụng.
3.4. Thay nhớt định kỳ
Sau mỗi 50 giờ vận hành, cần thực hiện rà soát và thay nhớt cho động cơ để đảm bảo máy hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ.
4. Dịch vụ bảo dưỡng máy phát điện tại Ngày Đêm
Ngày Đêm đơn vị chuyên cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt cơ điện, điện nhẹ, bảo dưỡng và bảo trì chuyên nghiệp, uy tín.

Đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được dịch vụ đáng tin cậy với giá thành phải chăng.
- Quy trình thực hiện tỉ mỉ, chặt chẽ
- Đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm nhiều năm
- Hình thức thanh toán đa dạng
Nếu bạn đang có nhu cầu bảo dưỡng máy phát điện thì hãy liên hệ 091.929.7766 ngay cho Ngày Đêm nhé.

Xem thêm:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
Đường dây nóng: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387