banner ngaydem.vn

Hệ thống điện nặng bao gồm những thành phần nào ?

Chúng ta thường bắt gặp khái niệm điện nặng, điện nhẹ trong khi giám sát các công trình xây dựng của mình. Tuy nhiên nếu không phải người có chuyên môn thì rất khó để nắm rõ chi tiết về các thuật ngữ này. Vậy điện nặng là gì? Bao gồm những hạng mục nào? Để giải đáp hãy cùng tìm hiểu cùng với chúng tôi ở bài viết dưới đây.

I. Nguồn gốc của điện nặng 

Điện nặng là gì

Điện nặng là gì

Để nói chính xác điện nặng hay điện nhẹ đều là một phần của hệ thống cơ điện. Là phần nhánh của cơ điện và đóng góp khoảng 10-20% giá trị công trình tuy nhiên lại đóng vai trò quan trọng đối với các công trình quy mô từ nhỏ đến lớn.  

Điện nặng có thể hiểu là dòng điện áp lên đến 20 Volt. Bao trọn toàn bộ nguồn cấp điện của cả hệ thống điện của một công trình( tòa nhà, chung cư, khác sạn nhà dân, nhà xưởng…) . Nó đóng vai trò quan trọng trong công trình, nó cug cấp và điều phối điện năng tới các hệ thống nhỏ hơn. 

Hệ thống điện nặng là hệ thống điện chính của tòa nhà bao gồm hệ thống Điện Động Lực và hệ thống Điện Điều Khiển. Sử dụng nguồn điện chính 3 Pha 380 Volt hoặc 1 pha 220 Volt. Trong đó, sơ đồ của hệ thống như sau: 

Trạm biến áp tổng của điện lực +  Chiếc tủ tụ bù => ATS + Hệ thống máy phát => UPS chức năng lưu điện => Tải điện để sử dụng trực tiếp.

Chú ý điện nặng cung cấp điện cho từng căn hộ riêng biệt, nhà dân. Các dòng máy bơm để cấp thoát nước, hệ thống điện cho thang máy, máy điều hòa… 

II. Các thành phần chính của hệ thống điện nặng

1. Main power supply

Là nguồn cấp điện chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính (gọi là MSB, main switch board)

(Ngoài ra có thể có thêm Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)

2. Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng (Backup Generator system)

Backup Generator system

Backup Generator system

Bao gồm: Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ.

Hệ thống UPS dự phòng cho các phụ tải loại 1 như bệnh viện, trung tâm thông tin viễn thông, nhà quốc hội,…

3. Hệ thống các tủ điện phân phối

tủ điện phân phối

tủ điện phân phối

Submain power supply (bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm,…)

4. Hệ thống chiếu sáng (Lighting)

Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất, kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị, …

5. Hệ thống ổ cắm

Các ổ cắm đa dạng đưuọc đấu nối vào nguồn điện và được lắp đặt ở nhiều những vị trí khác nhau trong công trình đảm bảo yêu cầu sử dụng

6. Hệ thống chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting, Exit Lighting & Sign Boards)

hệ thống exit

hệ thống exit

Hệ thống này giúp cho việc sử dụng trở nên dễ dàng hơn, giao thông thuận lợi.

7. Hệ thống tiếp địa (Earthing system or grounding system)

Hệ thống tiếp địa là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ hình dạng nào (kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì, …) được bố trí tiếp xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên kết về điện, có một điện trở xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất với các kết cấu kim loại và thiết bị điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất có thể chia ra nhiều chức năng như: tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ,…

Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn sét, bộ đếm sét kim thu sét, kim thu sét. Việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa trên cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể.

8.Hệ thống chống sét (Lightning protection system)

Bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa. Hệ thống thu lôi thoát sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét đánh trực tiếp. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên kết tốt về điện. Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh, làm tiêu tán dòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn 10 Ohm. Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không gây nguy hiểm do điện áp bước gây ra.

III. Tổng kết

Trên đây là những kiến thức về hệ thống điện nặng mà đội ngũ kỹ thuật Ngày Đêm thông tin đến bạn. Hy vọng bạn đọc có thêm cái nhìn tổng quan về hạng mục này. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện nặng- điện nhẹ  chuyên nghiệp với chi phí phải chăng, có thể liên hệ ngay tới số hotline 091.929.7766. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt với chi phí rẻ nhất thị trường.

Click nhận báo giá thấp nhất thị trường tại đây

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

– Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc

– Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387

– Website: https://ngaydem.vn/

– Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn