banner ngaydem.vn

Cuộn Vòi Cứu Hỏa Chữa Cháy Thiết Bị Cứu Hỏa

Cuộn Vòi Cứu Hỏa Chữa Cháy Thiết Bị Cứu Hỏa

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5740:2009 quy định: Vòi chữa cháy là đường ống dẫn mềm chịu áp lực dệt từ sợi tổng hợp bên trong tráng cao su dùng để truyền chất chữa cháy đến đám cháy.

Vòi chữa cháy là loại vòi chịu áp lực dùng để truyền nước từ các thiết bị kỹ thuật như xe, máy bơm chữa cháy đến đám cháy.

Hiện nay cuộn vòi chữa cháy pccc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều tiêu chí khác nhau:

+ Phân loại theo xuất xứ phòng cháy chữa cháy (quốc gia sản xuất): Một số nước sản xuất cuộn vòi tiêu biểu như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Austalia, Việt Nam, Trung Quốc…nhưng trong đó trên thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại vòi có xuất xứ từ Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.

+ Phân loại theo chiều dài bình cứu hỏa : Tùy theo yêu cầu của quá trình chữa cháy hoặc theo cơ sở sản xuất, có thể có các loại vòi 29m, 30m, 40m…;

+ Phân loại theo chất liệu làm vòi: Tùy thuộc vào các tính năng thiết kế và vật liệu sử dụng, vòi áp lực được chia thành nhiều loại: Vòi tráng cao su, vòi bạt (vòi chịu áp lực), vòi có lớp hóa chất bao ngoài…

Cấu trúc của vòi chữa cháy áp lực bao gồm các lớp sau: lớp định hình vòi, lớp chống thấm bên trong và lớp bảo vệ bên ngoài. Lớp định hình được dệt từ sợi tự nhiên (sợi lanh, bông…) hoặc sợi tổng hợp (polyester, nylon…) lớp định hình được dệt với các lớp sợi vuông góc (90 ) theo chiều dọc và ngang vòi chữa cháy.

Vòi chữa cháy áp lực có một độ bền bình chữa cháy cao, khả năng chống mài mòn, chống lại tác động của ánh sáng mặt trời, chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Sức cản với dòng chảy càng nhỏ càng tốt. Ngoài ra, vòi chữa cháy cũng phải đảm bảo một số yêu cầu của quá trình chữa cháy như có khả năng di chuyển dễ dàng, kích thước phù hợp, có độ đàn hồi thấp.

Thông số kỹ thuật vòi chữa cháy áp lực loại do Nga sản xuất được thể hiện trong Bảng 3.1. Phụ lục 3;

Thông số kỹ thuật vòi chữa cháy áp lực, loại do Mỹ sản xuất được thể hiện trong Bảng 3.2. Phụ lục 3;

Vòi chữa cháy đường kính 77mm hoặc hơn được sử dụng trong chữa cháy để truyền tải nước trong các đường vòi chính, vòi có đường kính 51mm và 66mm-đường vòi nhánh.

Chất lượng và loại vòi chữa cháy ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả chữa cháy. Trong quá trình chữa cháy, sức cản của đường vòi làm tăng cột áp của máy bơm chữa cháy, đường vòi càng dài, tổn thất càng lớn, vòi càng có nhiều đoạn uốn hoặc vòi bị gập, gây cản trở cho chuyển động của nước, dẫn tới việc không đảm bảo áp lực, lưu lượng trên đầu lăng chữa cháy. Tổn thất cột áp trên đường vòi được tính theo công thức:

hd = nv Sv Q2

Trong đó:

hd :Tổn thất cột áp dọc theo chiều dài đường vòi (m.c.n.)

nv: Số cuộn vòi trên đường vòi (cuộn)

Sv : Sức cản của 1 cuộn vòi dài 20m; (S/l)2.m;

Q: Lưu lượng nước chảy trên đường vòi (l/s).

Sức cản (Sv ) của một số loại vòi chữa cháy kiểu Nga được trình bày trong bảng 3.3. phụ lục 3.

Đối với các loại vòi chữa cháy khác, có thể tính toán tổn thất cột áp theo quy định trong Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33: 2006, Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế. Tổn thất áp lực trên 1m dài vòi chữa cháy (hd) xác định theo công thức:

hd = 0,00385q2 ,m.c.n. (1-5)

Trong đó: q là lưu lượng chữa cháy, l/s.

0,00385 – hệ số sức cản của 1 mét vòi chữa cháy 66 (S/l)2.m.

Bơm dòng (ezectơ) hút nước

Đội hình lấy nước từ nguồn có sử dụng bơm dòng (ezectơ) được triển khai trong trường hợp xe chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động hút nước không thuận lợi, do không tiếp cận trực tiếp với nguồn nước, do chiều cao hút không đảm bảo hoặc do mức nước tại nguồn không đảm bảo độ sâu để sử dụng ống hút và giỏ lọc nước của xe, máy bơm chữa cháy…