banner ngaydem.vn

Lăng Chữa Cháy Thiết Bị Cứu Hỏa PCCC

Lăng Chữa Cháy Thiết Bị Cứu Hỏa PCCC

Lăng chữa cháy là phương tiện dùng để đưa chất chữa cháy vào đám cháy nhằm khống chế và dập tắt đám cháy.

Dựa vào đặc điểm của từng loại đám cháy khác nhau pccc , lăng chữa cháy được chế tạo để phun các chất chữa cháy thích hợp vào các đám cháy, như: phun nước sạch, phun nước có pha phụ gia, phun nước có pha chất tạo bọt..

Lăng chữa cháy có thể phân loại như sau:

– Theo quốc gia sản xuất:

+ Lăng chữa cháy do Việt Nam sản xuất;

+ Lăng chữa cháy phòng cháy chữa cháy do Trung Quốc sản xuất;

+ Lăng chữa cháy do Nga sản xuất;

+ Lăng chữa cháy do CHLB Đức sản xuất;

+ Lăng chữa cháy của một số nước khác.

– Theo công dụng có 2 loại lăng cơ bản như sau:

+ Lăng phun nước chữa cháy bình cứu hỏa , sử dụng để phun nước chữa cháy các đám cháy chất rắn có tính chất không kỵ nước và làm mát cho cán bộ chiến sỹ, chống cháy lan;

+ Lăng phun bọt hòa không khí, sử dụng để phun bọt chữa cháy các đám cháy tại các cơ sở kinh doanh, chế biến, bảo quản và sử dụng xăng dầu. Thường không để chữa cháy các đám cháy chất rắn.

– Theo cấu tạo lăng:

Theo đặc điểm cấu tạo, lăng chữa cháy, bình chữa cháy được phân loại thành: lăng chữa cháy cầm tay và giá lăng chữa cháy.

Lăng chữa cháy cầm tay là loại lăng sử dụng tay cầm và di chuyển dễ dàng, được trang bị để lực lượng chữa cháy khi tham gia cầm trực tiếp phun vào đám cháy. Lăng chữa cháy cầm tay có đường kính miệng lăng từ nhỏ hơn 25mm (đối với lăng phun nước chữa cháy)

Lăng giá chữa cháy là loại lăng được gắn cố định hoặc di chuyển được nhưng phải cố định lăng khi phun chất chữa cháy vào đám cháy. Lăng giá chữa cháy sử dụng trong trường hợp yêu cầu lưu lượng và cột áp lớn. đường kính miệng lăng lớn hơn 25mm (đối với lăng phun nước chữa cháy).

– Theo chất liệu:

Các loại chất liệu thường được sử dụng là:

+ Đồng thau;

+ Gang;

+ Hợp kim nhôm.

Cấu tạo của lăng phun nước chữa cháy

Dễ nhận được tia nước có động năng lớn, trong chữa cháy ta sử dụng các loại lăng giá hoặc lăng cầm tay có hình dạng hình nón cụt thu hẹp.

– Đầu lăng chữa cháy được cấu tạo gồm hai phần:

Phần hình côn: Có góc côn khoảng 8 ÷ 15, cho phép giảm tổn thất năng lượng khi biến đổi cột áp thành động năng.

Phần hình trụ tròn: Có chiều dài khoảng 2/3 ÷ 3/4 đường kính cửa ra của miệng lăng (đối với lăng giá) hoặc bằng đường kính cửa ra của miệng lăng (đối với lăng cầm tay) nhằm giảm sự tạo thành mặt cắt co hẹp khi dòng chảy ra khỏi miệng lăng.

– Thân lăng :có cấu tạo hình côn thu nhỏ, có chiều dài từ 25÷45 cm tùy thuộc vào lăng cầm tay hay lăng giá.

Dòng chảy khi ra khỏi miệng lăng chữa cháy hay xảy ra hiện tượng quay tròn quanh trục, làm giảm đáng kể chất lượng tia nước. Để đảm bảo dòng tia đi thẳng, các lăng chữa cháy có lưu lượng vừa và lớn (lăng A và lăng giá) người ta lắp thêm thiết bị nắn dòng. Dòng chảy khi đi qua thiết bị nắn dòng ra khỏi lăng chữa cháy sẽ được nắn lại, điều đó cho phép loại trừ sự hình thành xoáy phụ và loại trừ sự dãn dòng đột ngột

Kết cấu của lăng chữa cháy ảnh hưởng đến chất lượng tia nước. Một lăng chữa cháy có kết cấu hoàn chỉnh phải tạo được tia nước đi thẳng sau khi tia nước ra khỏi miệng lăng chữa cháy.

Vì vậy, biên dạng của lăng chữa cháy được tính theo nguyên tắc: Dòng chảy có vận tốc hoặc động năng tăng đều dọc theo biến dạng của lăng, hoặc dòng chảy qua lăng không va đập.

– Một số loại lăng chữa cháy khác

Trong lực lượng chữa cháy, hiện nay thường sử dụng các loại lăng chữa cháy đa tác dụng. Các loại lăng này có cấu tạo khác so với lăng chữa cháy được trình này ở trên. Khi sử dụng lăng chữa cháy đa tác dụng cho dòng tia nước có cấu tạo là dòng tia nước đặc, dòng phun phân tán, hoặc vừa phun tia nước đặc, vừa phun phân tán.

Các loại tia nước dùng cho các mục đích chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác nhau của lực lượng chữa cháy như: dập tắt ngọn lửa, làm mát cho cấu kiện xây dựng, bể chứa xăng dầu, làm mát cho chiến sỹ chữa cháy.

Dòng tia nước của lăng chữa cháy

Là tia nước được phun ra từ lăng chữa cháy không bị giới hạn bởi thành rắn và chuyển động tự do trong môi trường không khí (còn gọi là tia nước tự do).

Cấu tạo tia nước đặc của lăng chữa cháy

Dòng tia nước chữa cháy thường là nước sạch hoặc là nước có pha chất tạo bọt và chất thẩm ướt. Quan sát một tia nước của lăng chữa cháy ta thấy có ba phần rã rệt.

Phần tia nước đặc: Trong phần này tia nước vẫn giữ nguyên hình dạng của miệng lăng, dòng chất lỏng vẫn là một môi trường liên tục.

Phần rời rạc: Trong phần này tia nước mở rộng hơn, sự liên tục của chất lỏng bị phá hủy.

Phần tia nước tan rã: Trong phần này, dòng tia nước tan rã thành những hạt rất nhỏ như mưa. Hình dạng dòng tia nước bị phá hủy hoàn toàn. Trong thực tế, để tọa được phần tia nước đặc đảm bảo chữa cháy người ta sử dụng các loại lăng giá, lăng xách tay. Nhưng khi cần phun mưa làm mát hoặc dập tắt tàn lửa người ta dùng những thiết bị chuyên dùng như lăng hương sen hoặc sử dụng phần rời rạc và phần tan rã của dòng tia nước chữa cháy.

Độ cao tia nước của lăng chữa cháy

Xét một tia nước phun thẳng đứng, một phần tử chất lỏng tại miệng lăng có vận tốc v, khi vận tốc của phần tử chất lỏng giảm dần đến 0, thì độ cao của phần chất lỏng đó đạt được tính từ miệng lăng là H= . Đó chính là độ cao lý thuyết của dòng tia nước thẳng đứng.

Lăng giá chữa cháy:

Với mục đích tạo lưu lượng lớn và áp lực cao, để chữa các đám cháy lớn hoặc phục vụ cho mục đích làm mát, trong quá trình chữa cháy cần phải sử dụng các lăng có công suất lớn, các loại lăng này goi là lăng giá. Nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững của lăng, người ta lắp lăng giá vào các cấu kiện xây dựng cố định, gắn trên xe chữa cháy, xe thang phục vụ chữa cháy. Khi sử dụng di động thì các loại lăng giá chữa cháy phải có chân lăng và bộ phận điều khiển bằng tay hoặc điều khiển bằng điện.

Lăng giá lắp đặt trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy áp lực cao có đường kính miệng lăng lớn hơn 28mm; cột áp tự do tại đầu lăng chữa cháy không nhỏ hơn 40 m.c.