Menu
Lắp Đặt Hệ Thống Họng Nước Chữa Cháy Vách Tường
Họng nước chữa cháy là một tổ hợp gồm van được lắp đặt trên đường ống của hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên trong nhà và được trang bị đầu nối,vòi chữa cháy với lăng chữa cháy cầm tay;
Họng nước chữa cháy hệ thống pccc vách tường là điểm lấy nước phục vụ chữa cháy các đám cháy bên trong các ngôi nhà,có nhiều dạng họng nước chữa cháy vách tường do quy định các tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau
Các họng chữa cháy vách tường được bố trí trong các tủ chữa cháy, là dạng thiết bị dạng hộp lắp đặt hệ thống cứu hỏa , dùng để chứa và bảo quản các thiết bị kỹ thuật sử dụng trong chữa cháy. Hộp chữa cháy có thể chứa van, khóa, lăng, vòi của họng chữa cháy vác tường, hoặc chứa van, khóa, lăng, vòi của họng chữa cháy vách tường,kết hợp chứa các bình chữa cháy xách tay, chứa các tổ hợp nút ấn,đèn,còi của hệ thống báo cháy tự động.
Bố trí họng nước chữa cháy vách tường được quy định hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các điều 10.18 đến 10.20, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995;
– Các họng chữa cháy bên trong nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành làng và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Tâm của họng chữa cháy phải đặt hệ thống cứu hỏa ở độ cao 1,25m so với mặt sàn.
-Mỗi họng chữa cháy trong nhà phải có đặt van khóa,lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo tính toán.
-Trong mỗi nhà, đường kính ống, chiều dài cuộn vòi mềm, đường kính lăng phải sử dụng cùng loại.
Lưu lượng và cột áp của họng chữa cháy vách tường
Lưu lượng và cột áp của họng chữa cháy vách tường được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2622-1995 cụ thể:
-Lưu lượng đối với các loại nhà công nghiệp và dân dụng được quy định trong bảng 14, điều 10.14 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2622-1995,mỗi họng nước chữa cháy vách tường có lưu lượng tối thiểu 2.5 l/s:
– Lưu lượng đối với một họng chữa cháy bên trong các gara ô tô dạng kín được quy định tại Quy chuẩn xây dựng QC-BXD 08,phần 2,điều 5.4,mỗi họng chữa cháy có lưu lượng cần thiết như sau:
– Khi thể tích khoang cháy từ 500 m3 đến 5000 m3; 2 họng chữa cháy phun đến một điểm trong gara, mỗi họng chữa cháy có lưu lượng cần thiết là 2,5 l/s.
– Khi thể tích khoang cháy lớn hơn 5000 m3: hai họng chữa cháy phun đến một điểm trong gara, mỗi họng chữa cháy có lưu lượng cần thiết là 5 l/s.
Ngoài ra lưu lượng của họng chữa cháy vách tường, tùy theo từng trường hợp có thể tính toán để đảm bảo cho chữa cháy các đám cháy bên trong nhà
Cột áp yêu cầu của các họng chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo có tia nước dày đặc với chiều cao cần thiết quy định trong bảng 15, điều 10.15 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995, cụ thể:
– Đối với nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ có bậc chịu lửa I, II, tia nước dày đặc là 6m;
– Đối với nhà ở công trình công cộng nhà phụ và nhà sản xuất có bậc chịu lửa I và II trong quấ trình sản xuất có sử dụng vật liệu dễ cháy và dễ gây ra cháy: Chiều cao cần thiết có thể phun đến một điểm cao nhất và xa nhất của ngôi nhà nhưng không được nhỏ hơn 6m.
Cột áp và lưu lượng của họng nước chữa cháy vách tường khi thiết kế, cần được tính toán theo quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam và phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình chữa cháy các đám cháy bên trong nhà.