Thi Công Hệ Thống Báo Cháy Và Lắp Đặt PCCC

Thi Công Hệ Thống Báo Cháy Và Lắp Đặt PCCC

1. Hệ thống báo cháy:

a. Nhiệm vụ: Phát hiện ra sự cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời ở các khu vực được bảo vệ, đồng thời phát ra các tín hiệu báo động chỉ thị tương ứng hoặc các tín hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi khác.

b. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5738:2001: hệ thống pccc báo cháy tự động

c. Thành Phần và chủng loại:

lắp đặt hệ thống cứu hỏa báo cháy tự động bao gồm 2 loại chính với các thành phần tương ứng như sau:

· Hệ thống báo cháy vùng:

+ Trung tâm báo cháy vùng hệ thống phòng cháy chữa cháy ( 2, 4, 6,8, 16, 24, 32…. Zones)

+ Đầu báo cháy ( nhiệt và khói )

+ Đèn hiển thị khu vực cháy

+ Nút ấn báo cháy bằng tay

+ Còi, đèn báo cháy

hệ thống cứu hỏa báo cháy địa chỉ:

+ Trung tâm báo cháy địa chỉ ( 1, 2, 4 ,8 loops tín hiệu)

+ Đầu báo cháy địa chỉ ( nhiệt và khói )

+ Nút ấn báo cháy địa chỉ bằng tay

+ Còi, đèn báo cháy địa chỉ

+ Moudle điều khiển và giám sát thiết bị ngoại vi

· Một số chủng loại Thiết bị báo cháy khác:

+ Hệ thống báo cháy không dây ( Hệ thống truyền tín hiệu dựa trên song vô tuyến, tham khảo thiết bị báo cháy không dây Firesmart )

+ Đầu báo cháy tia chiếu ( thường sử dụng cho khu vực có không gian lớn như nhà xưởng, nhà thi đấu, hội trường, tiệc cưới…..)

+ Đầu báo lửa ( dùng cho các khu vực cần độ nhạy cao như đường hầm, kho dễ cháy)

+ Đầu báo cháy tại chỗ ( phát hiện đám cháy và báo động ngay tại chỗ )

+ Thiết bị cảnh báo đến số điện thoại ( có thể gọi điện và nhắn tin đến các số điện thoại đã được cài đặt sẵn qua bộ quay số chuyên nghiệp, tham khảo thiết bị quay số Firesmart)

d. Bố trí và lắp đặt

+ Trung tâm báo cháy : được đặt tại phòng bảo vệ, phòng thường trực tầng 1, nơi có người thường trực 24/24h tại ví trí thuận tiện quan sát và thao tác, Trung tâm được lắp trên tường khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm đến mặt sàn là 0,8 ÷ 1,8m (chọn 1,2m).

+ Còi, đèn, nút ấn báo cháy: được lắp đặt tại sảnh, hành lang hoặc khu vực cầu thang bộ ở độ cao 0,8m đến 1,5m (chọn 1,2m), nơi dễ nhìn thấy, đông người qua lại. Khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 50m. Khi phát hiện đám cháy, người ta có thể ấn nút, khi đó tín hiệu báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm. Tín hiệu báo động này được thể bằng chuông, đèn báo cháy và âm thanh báo động tại tủ trung tâm và chuông, đèn. Chuông đèn được lắp đặt ở độ cao 2,2m so với mặt sàn hoàn thiện.

+ Đầu báo cháy : Lắp đặt trên trần tại tất cả các khu vực trong công trình, ngoại trừ các khu vực ẩm ướt không phát sinh nguy cơ cháy như WC, phòng tắm….. Diện tích bảo vệ của đầu báo khói thường dưới 100m2; của đầu báo nhiệt thường dưới 50m2.

2. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn

a. Nhiệm vụ: Đèn chiếu sáng sự cố có chức năng chiếu sáng sảnh, hành lang, gian phòng, lối đi thoát nạn khi có sự cố cắt điện lưới. Đèn chỉ dẫn thoát nạn có chức năng chỉ hướng, định vị lối đi khi có sự cố.

b. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 3890:2009

c. Thành phần và chủng loại:

Đèn sự cố gồm 2 loại chính: loại gắn tường và âm trần.

Đèn Exit gồm 2 loại chính: Chỉ hướng và không chỉ hướng.

d. Bố trí và lắp đặt

+ Đèn chiếu sáng sự cố : lắp đặt ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người, các lối đi, lối thoát nạn trên cầu thang bộ, hành lang, các gian phòng trên 50 người…..

+ Đèn chỉ dẫn thoát nạn : lắp đặt trên hành lang thoát nạn, tại các cửa vào thang bộ, cửa vào sảnh, cửa của các gian phòng tập trung trên 50 người….

3. Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy trong công trình có chức năng dập tắt đám cháy ngay khi vừa phát sinh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ tới bạn trong 30 phút!