Tiêu chuẩn PCCC tòa nhà cao tầng mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn PCCC nhà cao tầng là một trong những tiêu chí mà các chủ đầu tư bắt buộc phải tuân thủ  khi xây dựng những công trình như tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng,…Đối với những tòa nhà cao tầng, quy mô lớn thì hệ thống phòng cháy chữa cháy là một yếu tố an toàn không thế thiếu. Nếu bạn đang có ý định mua nhà hoặc thuê văn phòng tại một tòa nhà mới , hãy chú ý xem về những tiêu chí về hệ thống PCCC chữa cháy của tòa nhà có đạt tiêu chuẩn hay không. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây.

I. Trang bị hệ thống báo cháy tòa nhà tự động 

Hệ thống đầu tiên cần được trang bị cho các tòa nhà cao tầng đó chính là hệ thống báo cháy tự động. Theo quy định về luật phòng cháy chữa cháy, luật xây dựng thì những công trình lớn bắt buộc phải có hệ thống PCCC. Trong đó yêu cầu nghiêm ngặt về hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống này cần đảm bảo những điều kiện sau :

Khả năng phát hiện dấu hiệu của đám cháy nhanh chóng trong không gian rộng lớn 

Bộ truyền tín hiệu thông báo vị trí đám cháy hoặc khu vực cháy chính xác 

Bộ báo cháy có độ tin cậy cao.

Một hệ thống báo cháy tòa nhà tự động đạt tiêu chuẩn chỉ khi nó không chỉ thực hiện nhiệm vụ báo cháy tốt. Ngoài ra còn có thể điều khiển chữa cháy một cách cùng lúc.

Chủ đầu tư phải thực hiện kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo hệ thống luôn ổn định , trong tình trạng sẵn sàng hoạt động . Nếu không có bước bảo trì bảo dưỡng thì việc trang bị hệ thống báo cháy sẽ bị giảm đi tác dụng đi rất nhiều.

II. Bố trí mặt bằng nhà cao tầng, chung cư

 Các mặt sàn của toàn nhà đều phải được bố trí khoảng trống lớn , và lối để con người thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nổ, hỏa hoạn. Ở không gian tầng 1 ( tầng trệt) phải bố trí diện tích trống trước các lối ra . Ngoài ra, tòa nhà cao tầng phải được thiết kế về không gian, nội thất theo khoảng cách an toàn TCVN 2622:1995. Bảng dưới đây tổng hợp diện tích tạo ra và chiều dài lớn nhất theo quy định nhà nước ban hành đối với nhà cao tầng 

Đối với các khu shophouse, phòng sinh hoạt chung, nhà trẻ phải được ngăn với các nhà khác bằng tường và sàn chống cháy , có thời gian chịu lửa lớn hơn 45 phút.

Các lò đốt bằng dầu , khí, trạm biến thế , các thiết bị điện cao thế phải được bố trí đặt ở khu vực ngoài trời không được đặt trong nhà để đảm bảo an toàn PCCC, cũng như an toàn cho cư dân. Đây được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn PCCC  nhà cao tầng quan trọng nhất. Nếu tòa nhà chung cư, văn phòng nào vì lý do bất khả kháng mà vẫn bố trí đặt trong nhà thì bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng , rồi mới đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.

III. Hệ thống cửa thoát hiểm chắc chắn , chống cháy 

Đối với các khu vực bên trong tòa nhà như hành lang, không gian sinh hoạt chung phòng chờ sảnh thì cửa phải luôn được mở tự do từ bên trong mà không cần chìa khóa . Đối với những tòa nhà cao tầng có chiều cao từ 15m trở lên thì cửa nên làm bằng những vật liệu như thép, hoặc kính cường lực.

Đặc biết khu vực thang bộ thoát hiểm cửa phải là cửa chống cháy , thiết kế với cơ chế tự đóng và khe cửa được chèn kín. Các cửa này luôn để mở và tự đóng khi có đám cháy xảy ra nhằm hạn chế lượng khói thoát ra giúp người dân có thời gian chạy thoát đến khu vực an toàn .

IV. lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động 

Ở các nơi công cộng hay khu vực phục vụ mục đích cộng đồng bên trong tòa nhà như hầm để xe, nhà sinh hoạt chung, hành lang, trung tâm thương mại, …chủ đầu tư nên lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động. Hệ thống này khi kết nối với với hệ thống báo cháy sẽ phát huy được tối đa công dụng của nó. 

Những hệ thống chữa cháy phổ biến thường được lắp ở những tòa nhà cao tầng có thể kể đến như: hệ thống sprinkler, HT chữa cháy drencher, HT chữa cháy khí FM200,…

V. Trang bị bình chữa cháy 

Bình chữa cháy là công cụ chữa cháy nhanh chóng hiệu quả được trang bị ở khắp mọi nơi mà ở những tòa nhà cao tầng cũng vậy. Đối với những tòa chung cư có quy định rõ ràng về mật độ bình chữa cháy trên diện tích. Tiêu chuẩn bình chữa cháy cần phải đảm bảo 50-150m2/bình. Tất cả các khu vực có nguy cơ cháy nổ lớn đều cần trang bị bình chữa cháy . Ngay cả những nơi có trang bị hệ thống chữa cháy tự động cũng vẫn nên đặt thêm bình chữa cháy để đảm bảo an toàn cũng như chữa cháy nhất. 

Bình nên đặt ở những vị trí dễ nhìn dễ thấy, như hành lang, cạnh tủ chữa cháy.

 VI.  Trang bị tủ chữa cháy vách tường 

Hình ảnh tủ chữa cháy vách tường chúng ta dễ dàng bắt gặp ở các hành lang chung cư . Trong tủ chữa cháy vách tường có trang bị vòi chữa cháy, lăng phun, bình chữa cháy mini và búa thoát hiểm. Đó là những thiết bị chuyên dùng trong hệ thống chữa cháy vách tường. 

Tủ được bắt vít gắn vào tường đặt ở những lối ra vào, hành lang, để khi xảy ra hỏa hoạn mọi người dễ thấy và sử dụng. 

VII.  Thiết kế tối thiểu hai lối thoát hiểm cho tòa nhà

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng đó chính là lối thoát hiểm. Nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư và khách hàng trong các tòa nhà cũng như tạo sự thuận lợi cho lực lượng chữa cháy, chủ đầu tư nên tiến hành thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm cho khu vực cầu thang các tầng.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng chi tiết mà Ngày Đêm muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài biết sẽ giúp ích thông tin 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ tới bạn trong 30 phút!