Trong quá trình thực hiện bảo dưỡng PCCC, nhiều vấn đề có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp trong quá trình bảo dưỡng PCCC mà các doanh nghiệp và đơn vị quản lý cần lưu ý.
Menu
1. Chất Lượng Thiết Bị Bảo Dưỡng PCCC Không Đồng Đều
Một trong những vấn đề lớn nhất trong bảo dưỡng PCCC là chất lượng thiết bị không đồng đều. Có rất nhiều loại thiết bị PCCC được cung cấp bởi nhiều đơn vị khác nhau, với chất lượng và tiêu chuẩn không giống nhau. Nếu hệ thống được lắp đặt với các thiết bị không đạt tiêu chuẩn hoặc không đồng bộ, việc bảo dưỡng sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Ngoài ra, một số đơn vị lựa chọn thiết bị PCCC giá rẻ, không có chứng nhận kiểm định. Không chỉ làm giảm tuổi thọ thiết bị mà còn ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình. Khi bảo dưỡng, các kỹ thuật viên thường gặp phải tình trạng một số thiết bị xuống cấp nhanh hơn các bộ phận khác. Dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra và thay thế. tức bụng dưới

2. Sử Dụng Nhân Lực Chưa Được Đào Tạo Bài Bản
Bảo dưỡng PCCC đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên phải có chuyên môn cao để thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp hoặc đơn vị quản lý tòa nhà chưa chú trọng đến việc tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm. Hoặc chưa đầu tư đào tạo bài bản cho đội ngũ bảo dưỡng.
Khi đội ngũ bảo dưỡng không có đủ kiến thức chuyên môn, việc kiểm tra và bảo trì có thể không đạt tiêu chuẩn. Dẫn đến nguy cơ hệ thống không hoạt động đúng khi có sự cố. Một số lỗi phổ biến như: không phát hiện được thiết bị hỏng, không hiệu chỉnh lại áp suất của hệ thống chữa cháy bằng nước, hoặc không kiểm tra các điểm kết nối của hệ thống báo cháy.
3. Thiếu Hệ Thống Giám Sát và Quản Lý Bảo Dưỡng
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện bảo dưỡng PCCC theo phương pháp thủ công. Không có hệ thống giám sát hoặc phần mềm quản lý bảo dưỡng chuyên nghiệp. Khiến việc theo dõi lịch sử kiểm tra, bảo trì trở nên khó khăn, dễ xảy ra tình trạng bỏ sót hoặc thực hiện bảo trì không đúng thời gian quy định.
Bên cạnh đó, việc thiếu hồ sơ ghi chép về tình trạng hệ thống sau mỗi lần bảo dưỡng cũng gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ xuống cấp của thiết bị. Nếu có sự cố xảy ra, doanh nghiệp cũng khó xác định được nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan.
4. Hệ Thống PCCC Không Được Kiểm Tra Toàn Diện
Một vấn đề phổ biến khác trong bảo dưỡng PCCC là chỉ kiểm tra một số hạng mục quan trọng mà bỏ qua các bộ phận khác của hệ thống. Ví dụ, nhiều đơn vị chỉ tập trung vào kiểm tra bình chữa cháy và hệ thống báo cháy mà không chú ý đến hệ thống hút khói, hệ thống phun nước tự động hoặc van xả áp.
Việc kiểm tra không toàn diện có thể dẫn đến nguy cơ cao khi xảy ra hỏa hoạn. Một hệ thống chữa cháy có thể hoạt động tốt ở một số bộ phận nhưng nếu một thành phần quan trọng bị hỏng và không được bảo dưỡng đúng cách. Toàn bộ hệ thống có thể không phát huy tác dụng khi cần thiết.

5. Hệ Thống Xuống Cấp Do Ảnh Hưởng Của Môi Trường
Các công trình có hệ thống PCCC hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như nhà máy sản xuất hóa chất, kho hàng, khu công nghiệp. Thường gặp tình trạng thiết bị bị ăn mòn hoặc xuống cấp nhanh hơn do ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, bụi bẩn và hóa chất.
Các bộ phận như đường ống chữa cháy, đầu phun nước, cảm biến báo cháy có thể bị oxy hóa hoặc tắc nghẽn. Làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống. Nếu không có biện pháp bảo dưỡng phù hợp, hệ thống sẽ nhanh chóng bị suy giảm chất lượng. Gây nguy hiểm trong trường hợp cần sử dụng.
6. Không Được Đầu Tư Kinh Phí Cho Bảo Dưỡng PCCC
Một số doanh nghiệp coi bảo dưỡng là một khoản chi phí phụ, dẫn đến việc cắt giảm ngân sách dành cho hoạt động này. Khiến hệ thống PCCC không được kiểm tra và sửa chữa kịp thời, gây ra các sự cố nguy hiểm.
Thực tế, bảo dưỡng PCCC là một khoản đầu tư quan trọng để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. Nếu không đầu tư đầy đủ, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng như mất mát tài sản, gián đoạn hoạt động sản xuất hoặc bị xử phạt do không tuân thủ các quy định an toàn.

7. Không Có Kế Hoạch Bảo Dưỡng Dài Hạn
Bảo dưỡng hệ thống PCCC không chỉ là công việc thực hiện một lần. Cần có kế hoạch dài hạn để đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều đơn vị không bảo dưỡng định kỳ mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng hoặc khi hệ thống gặp sự cố.
Việc không có kế hoạch bảo dưỡng dài hạn sẽ làm giảm hiệu quả của hệ thống. Đồng thời khiến doanh nghiệp khó kiểm soát chi phí sửa chữa và thay thế thiết bị. Một kế hoạch bảo dưỡng chuyên nghiệp cần bao gồm các công tác kiểm tra định kỳ, bảo trì theo từng giai đoạn và dự trù kinh phí hợp lý.
Để đảm bảo an toàn, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đầu tư thiết bị chất lượng. Đào tạo nhân sự chuyên môn, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng bài bản. Áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý bảo dưỡng. Chỉ khi hệ thống PCCC luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, mới có thể giảm thiểu rủi ro.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về vấn đề bảo dưỡng PCCC.

> Xem thêm:
- Nguyên nhân và lợi ích bảo trì PCCC nhà xưởng định kỳ
- Bảo trì hệ thống PCCC đảm bảo pháp lý tránh rủi ro
Đường dây nóng: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387