Trên thị trường hiện nay đang bày bán rất nhiều loại bình chữa cháy khác nhau. Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, doanh nghiệp, họ sẽ lựa chọn loại bình phù hợp với khu vực của mình. Bình chữa cháy CO2 đang là loại bình được nhiều người tin dùng vì cách sử dụng đơn giản. Ngày Đêm sẽ cho bạn câu trả lời về cách sử dụng bình chữa cháy CO2 ngay dưới bài viết này!
Menu
1. Khái quát về bình chữa cháy CO2
Trong khi hỏa hoạn, việc thao tác nhanh khi sử dụng bình chữa cháy là rất cần thiết. Để vận hành bình chữa cháy CO2 nhanh hơn, chúng ta cần nắm rõ về nó. Cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và nguyên lý chữa cháy của bình cứu hỏa CO2
1.1. Bình chữa cháy CO2 là gì?
- Khái niệm: Bình chữa cháy CO2 (Carbon Dioxide Fire Extinguisher) được hiểu đơn giản là một loại bình chữa cháy sử dụng khí carbon dioxide để dập tắt đám cháy. Khí CO2 là một chất không màu, không mùi và cũng không gây ô nhiễm môi trường.
- Đặc điểm: Bình CO2 thường có dạng trụ, được chứa trong vỏ bình chất liệu kim loại.
- Tác dụng: Bình chữa cháy CO2 thường được sử dụng cho đám cháy trong các khu vực như phòng máy tính, thiết bị điện tử, nhà kho hóa chất, nhà máy sản xuất và các không gian có nguy cơ cháy nổ cao. Tuy nhiên, nó không phù hợp để dập tắt đám cháy trong không gian hạn chế động cơ hoặc các chất dễ cháy khác như dầu, gỗ hoặc vải.
1.2. Cấu tạo bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2 có thân được làm bằng chất liệu thép đúc, hình trụ đứng và thường có màu đỏ
Bình thường có 4 bộ phận chính: Loa phun, cụm tay cầm – van bóp, chốt hãm và bình. Mỗi bộ phận có chức năng và trị trí khác nhau, giúp người dùng xử lý đám cháy hiệu quả
- Loa phun: thường được làm bằng kim loại hoặc cao su, nhựa cứng. Day loa và loa được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc một xi phông mềm
- Tay xách – Van bóp: Cụm van được làm bằng hợp kim có cấu tạo là kiểu van vặn một chiều, hoặc kiểu van lò xo nén một chiều thường đóng. Có cò bóp phía trên, đó cũng chính là tay xách trong cụm
- Chốt hãm: nằm trong van bóp, kẹp chì nhằm bảo đảm chất lượng của bình
- Bình chữa cháy: trong bình có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao, nó sẽ được chuyển sang thể lỏng khi mở van hay rút chốt rồi bóp cò giúp dập tắt đám cháy
1.3. Nguyên lý chữa cháy
Để xử lý được đám cháy, chúng ta phải hiểu rõ được nguyên tắc và phương pháp chữa cháy. Cần nhớ kỹ những điều sau để phòng khi có cháy, ai cũng có thể áp dụng được để bảo vệ bản thân mình và mọi người xung quanh:
- Tác dụng lớn nhất của bình cứu hỏa CO2 là làm mát ở dạng chất khí CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu hút nhiệt xung quanh, độ lạnh lên tới gần -80 độ C chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí
- Bình chữa cháy CO2 hoạt động chủ yếu với khí nén áp suất cực lớn với khí nito trơ được nạp vào bên trong bình
- Bình chữa cháy khó CO2 có thể xử lý đám cháy có phạm vi rộng lớn nhờ lực khí bên trong. Bình có thể khống chế được cả những đám cháy có gỗ, giấy hay điện cực kỳ tốt. Phù hợp cho các nhà máy có thiết bị điện tử.
- Chưa đến 10 giây bạn đã có thể dập tắt đám cháy bằng cách bóp cò hoặc rút cần bình
1.4. Sử dụng bình chữa cháy CO2 cho những đám cháy nào?
Hữu dụng là thế, tuy nhiên không phải đám cháy nào cũng có thể được dập bằng bình cứu hỏa CO2.
Nếu sử dụng bình để dập những đám lửa không có trong danh sách đây, bạn có thể sẽ hối hận vì không những không dập tắt được mà còn làm cho đám cháy nổi to hơn
- Đám cháy thuộc loại A: Những đám cháy xảy ra do các vật rắn, dễ bắt lửa, dễ cháy như gỗ, giấy, vải,..
- Đám cháy thuộc loại B: Những đám cháy xảy ra do các chất lỏng như xăng, dầu, hóa chất,…
- Đám cháy thuộc loại C: Những đám cháy xảy ra do các chất khí như: gas, metan
- Đám cháy thuộc loại E: Những đám cháy xảy ra do các thiết bị điện
2. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2
2.1. Đối với loại xách tay
- Khi phát hiện đám cháy, chú ý xung quanh, mang bình chữa cháy đến gần địa điểm cháy (Lưu ý, phải chú ý an toàn xung quanh)
- Sau đó xóc mạnh bình 3-4 lần để tơi bột
- Giật chốt hãm kẹp
- Chú ý hướng gió, hướng loa phun vào đúng hướng gió để khí thổi vào gốc lửa
- Khoảng cách an toàn là trên 1,5m, khi khí yếu hơn và lửa nhỏ dần thì tiến lại gần hơn để dập tắt triệt để
2.2. Đối với loại xe đẩy
Đẩy xe bình cứu hỏa đến chỗ cháy, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng vòi phun bột đến gốc lửa
Giật chốt an toàn, sau đó kéo van chính lên trên miệng bình vuông góc với mặt đất
Dùng tay cầm vòi phun theo đúng hướng gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra dập tắt đám cháy
3. Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2
Mọi người cần chú ý những điều dưới đây khi tham gia chữa cháy bằng bình cứu hỏa CO2:
- Bình chữa cháy đã sử dụng nhớ để riêng để tránh nhầm lẫn khi cần thiết
- Đọc kỹ hướng dẫn, cấu trúc của bình để sử dụng hiệu quả nhất
- Khi phun phải đứng đúng chiều gió thổi vào lửa, và lửa phải tắt hẳn mới ngừng phun
- Khi xử lý đám cháy là chất lỏng, phải phun vòi vào bề mặt cháy, tránh trường hợp chất lỏng bắn ra khiến cháy to hơn
- Chú ý khoảng cách an toàn đứng (>1,5m)
- Khi sử dụng phải giữ bình thẳng đứng
4. Cách bảo quản và kiểm tra bình chữa cháy CO2
- Để nơi mát mẻ, có mái che, nhiệt độ trung bình. Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao, bức xạ mạnh
- Không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt.
- Khi di chuyển bình cần tránh va chạm, va đập mạnh
- Kiểm tra bình thường xuyên ( 12 tháng/lần đối với bình mới, 6 tháng/lần đối với bình cũ)
- Kiểm tra khối lượng chất trong bình
Trên đây Ngày Đêm đã chia sẻ cho quý vị về cách sử dụng bình chữa cháy CO2, để mua bình chữa cháy CO2 uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0919297766 để được hỗ trợ chi tiết nhất.
Nhận ngay báo giá bình chữa cháy thấp nhất thị trường
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
- Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
- Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MN – 0906.276.387
- Website: https://ngaydem.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn