Hệ thống báo cháy có cần phải bảo trì PCCC định kỳ không? Cần thực hiện những công việc như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn? Xem ngay bài viết để hiểu rõ nhé.
Menu
1. Hệ thống báo cháy gồm những thành phần nào?
Hệ thống báo cháy tự động là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình và nơi sinh sống. Các thành phần chính bao gồm:
- Trung tâm báo cháy: Là trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống báo cháy. Bao gồm các thiết bị như bảng điều khiển chính, các module, pin trữ điện và biến thế. Trung tâm này là nơi thu thập thông tin từ các thiết bị đầu vào và kích hoạt các thiết bị đầu ra khi phát hiện có hỏa hoạn.
- Thiết bị đầu vào: Đây là các thiết bị dùng để phát hiện sự cố hoặc dấu hiệu của hỏa hoạn. Các loại thiết bị này bao gồm đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa và hệ thống công tắc khẩn. Khi có sự cố xảy ra, các thiết bị này sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy để kích hoạt các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
- Thiết bị đầu ra: Đây là các thiết bị được kích hoạt khi hệ thống phát hiện sự cố. Bao gồm chuông báo động có cháy, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động và các thiết bị khác có chức năng thông báo và hướng dẫn sơ tán dân.
Quản lý bảo trì PCCC là rất quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống. Việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị hỏng hóc sẽ giúp đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt khi cần thiết. Giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy nổ và bảo vệ tài sản cũng như sự an toàn của mọi người.
2. Quy trình bảo trì PCCC cho hệ thống báo cháy
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống. Dưới đây là một phân tích chi tiết về từng bước trong quy trình bảo trì PCCC này:
2.1. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy
- Kiểm tra tín hiệu và bo mạch của bộ điều khiển trung tâm.
- Kiểm tra nguồn điện của tủ trung tâm.
- Lập trình lại các phần của trung tâm và bảng điều khiển.
- Lau chùi tiếp điểm và loại bỏ bụi bẩn trong tủ.
- Chạy thử tủ điều khiển sau khi đã bảo dưỡng.
2.2. Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống cáp để đảm bảo tính liên tục của tín hiệu.
- Xác định độ bền của các mối nối cáp và bổ sung các mối nối vào sơ đồ thiết bị.
2.3. Bảo trì PCCC đầu dò khói
- Kiểm tra bộ nguồn và dây tín hiệu của đầu dò.
- Lau chùi các tiếp điểm và loại bỏ bụi bẩn.
- Kiểm tra thông số kỹ thuật và thử nghiệm khói để đảm bảo hoạt động đúng cách.
2.4. Bảo trì đèn chớp báo cháy
- Kiểm tra bộ nguồn cung cấp tín hiệu.
- Lau chùi bụi bẩn ở các tiếp điểm.
2.5. Bảo trì còi báo cháy
- Kiểm tra độ rung và bộ nguồn.
- Kiểm tra dây tín hiệu và thiết bị chữa cháy.
- Lau chùi các tiếp điểm và loại bỏ bụi sạch sẽ.
2.6. Bảo trì nút nhấn khẩn
- Kiểm tra bộ nguồn cung cấp tín hiệu.
- Lau chùi bụi bẩn ở các đầu nối tiếp xúc.
Việc thực hiện các công việc bảo trì PCCC định kỳ hàng năm sẽ giúp đảm bảo hệ thống báo cháy luôn hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy khi cần thiết, giúp bảo vệ tài sản và sự an toàn của mọi người.
3. Bảo trì hệ thống PCCC uy tín tại Ngày Đêm
Nếu bạn đang có nhu cầu thì không thể bỏ qua đơn vị Ngày Đêm. Cam kết chất lượng, đáng tin cậy với chi phí phải chăng. Dịch vụ bảo dưỡng thực hiện khắp các tỉnh thành.
Liên hệ 091.929.7766 nhận ngay tư vấn, báo giá dịch vụ chi tiết nhất.
>> Xem thêm:
Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
Đường dây nóng: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387