Tại sao cần phải có bản vẽ sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ? Nếu bạn đang phân vân điều đó hãy cùng đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Hệ thống báo cháy địa chỉ
1.1 Hệ thống báo cháy địa chỉ là gì?
Hệ thống báo cháy địa chỉ là một loại hệ thống báo cháy được sử dụng để phát hiện và cảnh báo về nguy cơ cháy trong một tòa nhà, khu vực hoặc hệ thống. Đặc điểm chính của hệ thống báo cháy địa chỉ là khả năng gán địa chỉ riêng cho mỗi thiết bị báo cháy, bao gồm các đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút nhấn và các thiết bị khác.
Mỗi thiết bị báo cháy trong hệ thống sẽ có một địa chỉ duy nhất, cho phép xác định vị trí chính xác của sự cố cháy. Khi có tín hiệu báo cháy được gửi về trung tâm báo cháy, thông tin về địa chỉ của thiết bị sẽ được truyền đến trung tâm. Điều này cho phép người quản lý hoặc nhân viên cứu hộ biết chính xác vị trí xảy ra sự cố, giúp trong việc phản ứng và ứng cứu nhanh chóng.
Khi xây dựng hệ thống báo cháy địa chỉ cần được xem xét kỹ phần bản vẽ sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ để khi đi vào lắp đặt không có sự cản trở hoặc sai xót.

Hệ thống báo cháy địa chỉ là gì?
1.2. Tại sao cần có bản vẽ sơ đồ báo cháy địa chỉ?
Dưới đây là những lý do cần phải có sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ:
- Hiểu rõ hệ thống
Sơ đồ nguyên lý giúp bạn hiểu rõ cấu trúc và hoạt động của hệ thống báo cháy địa chỉ. Nó cho phép bạn nhìn thấy hoạt động từ trung tâm điều khiển đến các đầu báo cháy và thiết bị đầu ra. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hệ thống và làm việc với nó hiệu quả.
- Xác định vị trí địa chỉ
Sơ đồ nguyên lý cho phép bạn xác định vị trí của từng thiết bị báo cháy trong hệ thống. Mỗi thiết bị báo cháy địa chỉ sẽ có một địa chỉ duy nhất để xác định vị trí của nó. Điều này rất hữu ích khi cần xác định chính xác khu vực xảy ra sự cố cháy. Giúp thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy một cách hiệu quả.
- Gỡ lỗi và bảo trì
Sơ đồ nguyên lý cung cấp hướng dẫn cho việc gỡ lỗi và bảo trì hệ thống báo cháy. Khi có sự cố xảy ra, bạn có thể sử dụng sơ đồ nguyên lý để xác định vị trí của các thiết bị liên quan và kiểm tra kết nối, cấu hình hoặc tình trạng hoạt động của chúng.
- Định vị vị trí báo động
Sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ cho phép bạn xác định vị trí của các thiết bị đầu ra. Ví dụ như chuông báo động, còi báo động, đèn exit và màn hình LCD. Điều này rất quan trọng để định vị và cung cấp thông báo cháy chính xác đến người dùng và người dân trong trường hợp xảy ra sự cố cháy.

Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy địa chỉ
2. Hệ thống báo cháy gồm những thành phần gì?
2.1. Trung tâm điều khiển báo cháy
Đây là trung tâm quản lý và điều khiển toàn bộ hệ thống báo cháy. Trung tâm thường được thiết kế dưới dạng tủ và bao gồm: màn hình, mainboard, bo mạch, acquy và bộ nguồn. Trung tâm điều khiển có nhiệm vụ nhận và xử lý tín hiệu từ các thiết bị đầu vào. Đồng thời điều khiển các thiết bị đầu ra khi xảy ra sự cố cháy.
2.2. Thiết bị báo cháy đầu vào
Đây là các thiết bị dùng để phát hiện và gửi tín hiệu khi xảy ra cháy. Bao gồm công tắc nút nhấn khẩn cấp và các đầu báo cháy. Ví dụ như: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, đầu báo khói quang, báo lửa, và các thiết bị tương tự. Các thiết bị này sẽ phát hiện các yếu tố môi trường đặc trưng gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.
2.3. Thiết bị báo cháy đầu ra
Đây là các thiết bị được kích hoạt để thông báo về sự cố cháy và hướng dẫn sơ tán. Bao gồm chuông và còi báo động, màn hình LCD để hiển thị thông tin cần thiết và đèn exit để chỉ dẫn lối thoát hiểm.
3. Sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ
Dưới đây là hình ảnh bản vẽ sơ đồ báo cháy địa chỉ bạn có thể tham khảo:

Bản vẽ sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ
3.1. Chế độ trực
Đây là chế độ hoạt động bình thường của hệ thống báo cháy. Trung tâm báo cháy liên tục kiểm tra tín hiệu làm việc của các thiết bị trong hệ thống, bao gồm các đầu báo cháy địa chỉ, module và các thiết bị khác. Các thiết bị này phải đáp lại tín hiệu kiểm tra của trung tâm báo cháy. Đồng thời, trung tâm cũng in ra thông tin về tình trạng của hệ thống và các thiết bị cần bảo dưỡng theo định kỳ hoặc thời gian được đặt trước. Trong mạch của hệ thống, luôn có một dòng điện Io chạy qua.
3.2. Chế độ giám sát
Khi trung tâm báo cháy nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị, nó chuyển sang chế độ sự cố. Tại chế độ này, thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục, chế độ sự cố kết thúc và hệ thống tự động chuyển về chế độ giám sát bình thường.
3.3. Phát hiện cháy
Khi xảy ra cháy trong khu vực được bảo vệ, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, khói và ánh sáng thay đổi và ảnh hưởng lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này đạt đến ngưỡng làm việc, các đầu báo cháy sẽ tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm báo cháy. Tín hiệu này bao gồm thông tin về báo cháy và địa chỉ của thiết bị báo cháy.
3.4. Trung tâm báo cháy
Các hoạt động xử lý tín hiệu được thực hiện theo chương trình đã được cài đặt. Kết quả sẽ thông báo về khu vực xảy ra cháy thông qua loa trung tâm và màn hình tinh thể lỏng LCD. Đồng thời, các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ được kích hoạt. Phát tín hiệu báo động cháy và thực hiện các nhiệm vụ đã được đặt ra.
Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát. Khi có vấn đề xảy ra thì chuyển sang thông báo thiết bị cần giám sát và hiển thị trên màn hình của TT thông báo. Chế độ này sẽ tự kết thúc khi thiết bị giám sát về trạng thái bình thường.
Nếu bạn vẫn đang còn thắc mắc gì hãy liên hệ 091.929.7766 để được tư vấn và giải đáp nhé. Công ty CP Phát triển Công Nghệ Ngày Đêm đơn vị chuyên thi công, bảo dưỡng hệ thống PCCC toàn quốc. Cam kết thiết bị PCCC chính hãng, chất lượng. Dịch vụ chuyên nghiệp đến từ đội ngũ kỹ thuật lâu năm, được đào tạo chuyên sâu.
Hy vọng bài viết này giúp cho bạn hiểu hơn về bản vẽ sơ đồ nguyên lý báo cháy địa chỉ.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
– Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
– Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387
– Website: https://ngaydem.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/joy.com.vn