Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy có những loại nào? Cùng điểm qua ngay bài viết dưới đây của Ngày Đêm để có thêm sự hiểu biết về các hệ thống báo cháy nhé!
Menu
1. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy thông dụng
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.
1.1. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống chữa cháy thường
“Đầu báo” đại diện cho các thiết bị như đầu báo khói, đầu báo nhiệt và nút nhấn, được lắp đặt trong các Zone khác nhau.
Khi một sự cố xảy ra và đầu báo phát hiện cháy hoặc có sự can thiệp thủ công (nhấn nút). Nó sẽ gửi tín hiệu đến “Trung tâm báo cháy”. Trung tâm báo cháy sẽ nhận và xử lý tín hiệu, sau đó kích hoạt các “Thiết bị đầu ra” như đèn báo, còi báo động hoặc thông báo âm thanh. Để có thể cảnh báo cho người dùng trong khu vực xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, không thể xác định vị trí chính xác của sự cố, mà chỉ biết được khu vực tổng quát.
1.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy địa chỉ
Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy địa chỉ với cách hoạt động sau:
“Đầu báo cháy” đại diện cho các thiết bị đầu báo khói, đầu báo nhiệt và nút nhấn. Mỗi thiết bị có một địa chỉ riêng biệt trong hệ thống.
Khi một sự cố xảy ra, đầu báo sẽ gửi tín hiệu kèm theo địa chỉ của nó đến “Trung tâm báo cháy”. Trung tâm báo cháy nhận và xử lý tín hiệu, sau đó thông qua kết nối với “Máy tính” (phần mềm quản lý), nó sẽ hiển thị thông tin chi tiết về vị trí sự cố.
Thông qua “Thiết bị đầu ra” như đèn báo, còi báo động. Hệ thống sẽ cung cấp cảnh báo và tín hiệu đến người dùng trong khu vực xảy ra sự cố. Sự kết nối với máy tính giúp quản lý và điều khiển hệ thống dễ dàng, linh hoạt và chính xác từ xa mà không cần trực tiếp truy cập vào các tủ điện.
1.3. Sơ đồ hệ thống chữa cháy Sprinkler
Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy Sprinkler hoạt động như sau:
“Bình chứa nước” là nơi chứa nước được cung cấp cho hệ thống. Nước được bơm từ “Bình chứa nước” thông qua “Bơm nước”. “Van cắt” được sử dụng để điều chỉnh và kiểm soát luồng nước trong hệ thống.
“Hệ thống ống dẫn nước” bao gồm mạng ống dẫn nước được lắp đặt ở trên cao của không gian cần bảo vệ. “Đầu phun” là nơi nước được phun ra từ hệ thống để dập tắt đám cháy khi xảy ra sự cố.
1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy bọt foam
Hệ thống dập lửa bằng cách tách nhiên liệu khỏi oxy thường sử dụng chất chữa cháy dạng bọt (foam) để làm mát ngọn lửa và phủ nhiên liệu. Từ đó ngăn chặn sự tiếp xúc của ngọn lửa với oxy và giảm khả năng cháy. Quá trình này được mô tả như sau:
- Chất chữa cháy (foam)
Là một hỗn hợp của nước, chất tạo bọt và chất tạo ổn định bọt. Chất tạo bọt tạo ra bọt foam, trong đó hơi nước tạo ra hệ thống bọt khí. Chất tạo ổn định bọt giữ cho bọt có tính ổn định và thời gian tiếp xúc lâu hơn với nhiên liệu.
- Đập hoặc phủ bọt lên bề mặt nhiên liệu
Hệ thống bơm foam sẽ đưa chất chữa cháy vào vị trí gần ngọn lửa hoặc trên bề mặt nhiên liệu để tạo ra lớp bọt foam. Lớp bọt này có khả năng che chắn và cách ly nhiên liệu khỏi oxy, từ đó ngăn chặn sự tiếp xúc của ngọn lửa với nhiên liệu và ngăn cháy lan.
- Làm nguội nhiên liệu và ngăn chặn sự đốt cháy lại
Thành phần nước trong bọt foam sẽ hấp thụ giảm nhiệt độ và ngăn chặn sự phát triển của ngọn lửa. Đồng thời, lớp bọt foam cũng tạo ra một màng bảo vệ trên bề mặt nhiên liệu, làm giảm diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí, từ đó giảm khả năng tái cháy.
2. Hướng dẫn đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy thường thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 3890-200 hay TCVN 5738-2001 nên sẽ có có cách đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy chung như sau:
2.1. Trung tâm báo cháy
Là trung tâm điều khiển chính của hệ thống, nhận tín hiệu từ các thiết bị đầu vào như đầu báo khói, đầu báo nhiệt, cảm biến gas, v.v. Trung tâm báo cháy xử lý tín hiệu nhận được và đưa ra thông tin tương ứng cho thiết bị đầu ra. Nó có khả năng hiển thị thông tin về các vùng báo cháy và các sự cố xảy ra trên màn hình điều khiển.
2.2. Thiết bị báo động
Bao gồm các loại thiết bị như đèn chớp, chuông, còi,… Những thiết bị này sẽ phát ra tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng thông báo. Khi hệ thống báo cháy nhận được tín hiệu sự cố từ trung tâm điều khiển.
2.3. Các đầu báo đầu vào
Bao gồm các loại đầu báo khói, đầu báo nhiệt, cảm biến gas và các thiết bị tương tự khác. Các đầu báo này được lắp đặt trong các khu vực cần giám sát để phát hiện sự cố cháy. Khi phát hiện sự cố, chúng sẽ gửi tín hiệu về trung tâm điều khiển để xử lý thông tin.
2.4. Các công tắc khẩn cấp
Đây là các công tắc được sử dụng để kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay. Được dùng trong các trường hợp khẩn cấp, phát hiện cháy hoặc nguy hiểm gần khu vực.
5.5. Nguồn điện
Hệ thống báo cháy được cấp nguồn từ hai nguồn điện chính. Bao gồm nguồn 220V và nguồn dự phòng từ ắc quy. Trong trường hợp mất điện, hệ thống sẽ tự động chuyển sang sử dụng nguồn dự phòng từ ắc quy. Từ đó, tiếp tục hoạt động và đảm bảo tính ổn định của hệ thống.
Công Ty CPPT Công Nghệ Ngày Đêm đơn vị cung cấp camera, thiết bị PCCC chính hãng, giá cả phải chăng, dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì PCCC uy tín.
Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể biết thêm về Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Nếu bạn vẫn còn phân vân hãy liên hệ Hotline 091.929.7766 để nhận được tư vấn dịch vụ lắp đặt chi tiết nhất nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
– Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
– Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387
– Website: https://ngaydem.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn