Hiện nay, tình trạng cháy nổ ở chung cư, cơ sở sản xuất, nhà ở ngày càng tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Do vậy việc trang bị các biện pháp phòng chống cháy nổ cũng như cách xử lý khi xảy ra cháy là vô cùng cần thiết. Mời bạn cùng Ngày Đêm theo dõi qua bài viết dưới đây.
Menu
1. Phòng chống cháy nổ là gì?
Phòng chống cháy nổ là thực hiện áp dụng các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, trang thiết bị nhằm hạn chế, loại trừ tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ.
2. Nguyên tắc phòng chống cháy nổ
4 nguyên tắc phòng chống cháy nổ được Luật phòng cháy và chữa cháy ban hành như sau:
- Nguyên tắc 1: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy.
- Nguyên tắc 2: Trong hoạt động PCCC, phòng ngừa là chính, tích cực và chủ động phòng ngừa; đồng thời, hạn chế thấp nhất các vụ cháy xảy ra.
- Nguyên tắc 3: Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện và phương án để khi cháy nổ xảy ra sẽ có hướng xử lý kịp thời.
- Nguyên tắc 4: Mọi hoạt động PCCC đầu tiên phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, trang thiết bị tại chỗ.
3. Biện pháp phòng chống cháy nổ
3.1. Các biện pháp phòng chống cháy, nổ ở các cơ quan xí nghiệp
Cơ sở kinh doanh, nhà xưởng là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Khi xảy ra sự cố, nó sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng, gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh thậm chí là dừng hoạt động. Biện pháp phòng cháy nổ trong sản xuất, cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau:
- Lựa chọn địa điểm, không gian sản xuất: Sử dụng các vật liệu có khả năng chống cháy và nơi không có nhiệt độ cao.
- Cách ly, không để chất dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn sinh nhiệt cao như máy móc, lò đốt nhiệt,…
- Lắp đặt cửa chống cháy, cửa cuốn chống cháy, hệ thống báo cháy tự động,…
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện được nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
3.2. Các biện pháp phòng chống cháy nổ trong trường học
Các đám cháy tại trường học thường là do hệ thống điện quá tải hay từ khu vực chứa nhiên liệu dễ bắt cháy, nơi có nồng độ oxy cao hoặc không đủ biện pháp bảo vệ,… Để không có thiệt hại gì quá đáng tiếc xảy ra, bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp:
- Duy trì các lối thoát hiểm và biển báo thoát hiểm phù hợp.
- Để bình chữa cháy ở nơi dễ tiếp cận.
- Bảo quản và sử dụng đúng cách các vật liệu nguy hiểm, hợp chất thí nghiệm dễ gây cháy nổ ở trường học.
- Lắp đặt và duy trì hệ thống báo cháy.
- Trang bị đầy đủ hệ thống báo cháy để phát hiện, cảnh báo cháy.
- Thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn PCCC, thiết bị sơ cứu và xử lý sự cố khi xảy ra hỏa hoạn.
- Nâng cao nhận thức, xây dựng buổi đào tạo kiến thức PCCC cho học sinh, giáo viên và những người liên quan tại trường học.
3.3. Các biện pháp phòng chống cháy nổ ở gia đình
Gần đây, số lượng vụ cháy ở các gia đình tăng lên gây ra hậu quả vô cùng thương tâm để tránh xảy ra rủi ro đau lòng, bạn cần lưu ý biện pháp:
- Không được tích trữ các chất gây cháy nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini,… Riêng đối với các hộ kinh doanh các mặt hàng dễ cháy thì nên để ở nơi cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt và tạo khoảng cách thuận tiện cho quá trình thoát nạn khi hỏa hoạn xảy ra.
- Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút gỗ,… để làm tường ốp hay vách ngăn; bạn có thể sử dụng các loại vách ngăn chống cháy như vách kính chống cháy để đảm bảo an toàn mà cũng đem lại giá trị thẩm mỹ cao.
- Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện vào ban đêm khi không kiểm soát được.
- Lắp đặt hệ thống cầu dao tự động (Aptomat) và thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra. Điện sẽ tự ngắt khi hệ thống điện xảy ra tình trạng quá tải, sụt áp,… Lưu ý, cầu dao điện thông thường không có khả năng tự động ngắt điện khi xảy ra sự cố.
- Khóa van gas sau khi sử dụng.
- Khi thắp hương thờ cúng hay đốt vàng mã cần phải cách xa nơi chứa chất nguy hiểm.
- Tắt điện, ngắt cầu dao trước khi ra khỏi nhà
- Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, quả nổ chữa cháy tự động và ròng rọc thoát hiểm.
4. Quy trình giải quyết khi có cháy nổ
Khi có cháy xảy ra, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Thông báo ngay khi xảy ra sự cố
Khi phát hiện sự cố cháy, bạn cần hô hoán bằng lời hoặc bằng các phương tiện báo động như kẻng, loa, phát thanh, nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người xung quanh để cùng phối hợp dập tắt đám cháy, chạy thoát khỏi đám cháy kịp thời.
Bước 2: Cúp cầu dao điện
Điều cần làm ngay lúc này là cắt điện để đám cháy không lan sang các khu vực khác. Đồng thời để khi phun chất chữa cháy vào đám cháy sẽ không bị giật.
Bước 3: Sử dụng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa
Nhanh chóng di chuyển đến nơi có phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy,… để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, bạn triển khai thêm các phương tiện chữa cháy cố định như họng nước chữa cháy vách tường hay các phương tiện khác để dập tắt đám cháy.
Nếu nhận thấy đám cháy có nguy cơ lan rộng và bùng lớn mà không thể dập tắt được thì bạn phải tìm mọi cách để báo với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số điện thoại 114.
Bước 4: Gọi cứu hỏa 114
Khi gọi điện báo cháy, bạn cần lưu ý:
- Bấm số: Bấm điện thoại (mã vùng +114) hoặc bấm trực tiếp 114.
- Nội dung cuộc gọi: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ xảy ra đám cháy, công trình đang cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư,…), mô tả sơ bộ quy mô đám cháy, cung cấp thông tin người bị nạn trong đám cháy nếu có.
Trên đây là những thông tin về các biện pháp phòng chống cháy nổ cơ bản. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân cũng như chủ động khi gặp trường hợp cháy nổ. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn lắp đặt, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay qua số hotline 091.929.7766 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
- Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
- Trụ sở chính: G34-35 khu đất đấu giá, đường Lê Quang Đạo kéo dài – Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387
- Website: https://ngaydem.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn
Click nhận báo giá thấp nhất tại đây