Cách Tính Bể Nước PCCC Đáp Ứng Theo Tiêu Chuẩn Mới Nhất

Trong mỗi công trình thi công hệ thống PCCC, bể nước chữa cháy là bộ phận không thể thiếu được. Tuy nhiên, làm thế nào để thiết kế, tính toán cho khu vực bể chứa là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính bể nước PCCC đầy đủ và chi tiết nhất. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Vì sao cần lắp đặt bể nước PCCC?

Bể nước phòng cháy chữa cháy là công trình được thiết kế với 2 hồ nước ngầm lớn. Do vậy, các công trình, nhà cao tầng, chung cư,… cần lắp đặt bể nước PCCC để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như đảm bảo an toàn cho người, tài sản cho những tình huống xấu có thể xảy ra như hỏa hoạn, cháy nổ, chập điện,…

Cách tính bể nước PCCC và Thi công lắp đặt bể nước PCCC
Cách tính bể nước PCCC và Thi công lắp đặt bể nước PCCC

2. Công trình nào cần lắp đặt bể nước PCCC?

Các bể nước PCCC cần được lắp đặt ở các công trình như:

  • Công trình đặc biệt, có liên quan đến quốc gia và Nhà nước Việt Nam như trụ sở Quốc hội, nhà hát Quốc gia,…
  • Công trình có yêu cầu PCCC đặc biệt như kho chứa xăng dầu, chứa chất nổ; công trình khai thác, gia công, chế biến dầu khí hoặc chất nổ; công trình ngầm hoặc khi thác mỏ,…
  • Công trình tạm thời dưới thời gian 5 năm nhưng được yêu cầu thiết kế hệ thống PCCC do có yếu tố đặc biệt.
  • Công trình xây dựng dân dụng nhà ở, công trình công nghiệp do cấp huyện quản lý và xây dựng.

3. Cách tính bể nước PCCC chuẩn

3.1. Công thức tính thể tích cho bể nước PCCC

Theo TCVN 2622 – 1995, hệ thống chữa cháy vách tường phải được chữa cháy liên tục trong 3 giờ. Vậy dung tích dự trữ để hệ thống chữa cháy vách tường chạy trong 3 giờ liên tục thì cần:

V1 = 5 x 3 x 3600 = 54000l = 54m3

Theo TCVN 7336 – 2003, thời gian chữa cháy của hệ thống Sprinkler là 0,5 giờ

V2 = 0,5/60 x 120 x 1800 = 172 801l = 17,28m3

Vậy thể tích nước PCCC dự trữ tối thiểu là:

V = V1 + V2 = 14,4 + 54 = 71,28m3

Ngoài ra, theo điều 10.27 TCVN 2622 cũng quy định:

  • Thời gian dự trữ chữa cháy ngoài nhà là 1h
  • Thời gian dự kiến dập tắt đám cháy là 3h

Họng nước chữa cháy ngoài nhà không chỉ chữa cháy cho công trình đó mà còn có chức năng chữa cháy giữa 2 công trình đối (công trình kế bên). Vì vậy, lấy dự trữ dập tắt đám cháy trong 3 giờ theo ý số 2 điều 10.27 TCVN 2622 là phù hợp nhất.

Dựa trên TCVN 2622:1995, TCVN 6160:1966, QCVN 08-2009/BXD, lưu lượng bơm chữa cháy ngoài nhà:

  • Lưu lượng mỗi đám cháy: 10l/s
  • Lưu lượng bơm chữa cháy Hydrant system: 20l/s
  • Thời gian chữa cháy yêu cầu: 3h

Vây tính cho 1 đám cháy:

3*60*60*10 = 108000l = 108m3

Nếu có 2, 3,… đám cháy đồng thời (công trình gồm nhiều hạng mục cạnh nhau) thì cần phải nhân 2, 3,… lần ứng với số đám cháy cùng xảy ra.

3.2. Ví dụ minh họa

Tòa nhà văn phòng của một nhà máy sản xuất có kích thước W = 55m, L = 90M, gồm 3 tầng, cấu kiện bậc chịu lửa công trình là II.

Cường độ phun nước, dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 Sprinkler hoặc diện tích kiểm soát của 1 khóa dễ nóng chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các khóa dễ nóng chảy, thời gian hoạt động hệ thống chữa cháy tự động bằng nước phải lấy theo Bảng 2 – TCVN 7336:2003:

Nhóm các tòa nhà và công trình

Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế), l/m2.s (mm/min), không nhỏ hơn Diện tích được bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc 1 khóa dễ nóng chảy (m2) Diện tích để tính lưu lượng nước dung dịch tạo bọt (m2) Thời gian phun chữa cháy, min Khoảng cách tối Đa giữa các sprinkler hoặc các khóa dễ nóng chảy (m)
Nước

Dung dịch tạo bọt

Nguy cơ cháy thấp 0,08(4,8) 12 120 30 4
Nguy cơ cháy trung bình

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhóm III đặc biệt

0,12

(7,2)

0,24

(14,4)

0,3

(18)

**

0,08

(4,8)

0,12

(7,2)

0,15

(9)

***

12

12

12

9

240

240

360

360

60

60

60

60

4

4

4

3

Nguy cơ cháy cao

Trong quá trình sản xuất

Bảo  quản chồng

đống

****

*****

******

9

9

180

180

60

3

3

Mật độ phun thiết kế yêu cầu: d = 0.08 l/m2

Diện tích chữa cháy: S = 120m2

Diện tích bảo vệ tối đa của một Sprinkler: S = 12 m2

Thời gian phun chữa cháy: t = 30 phút

Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler: 4m

Lưu lượng yêu cầu tối thiểu: Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9,6 (1/s) = 34,56 ~35 (m3/h)

Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 30 phút: V1= 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)

4. Bản vẽ bể nước PCCC

Bể nước cứu hỏa - Kích thước hình học
Bể nước cứu hỏa – Kích thước hình học
Chi tiết bản vẽ bể nước cứu hỏa
Chi tiết bản vẽ bể nước cứu hỏa
Chi tiết bản vẽ bể nước cứu hỏa
Chi tiết bản vẽ bể nước cứu hỏa

Trên đây là hướng dẫn cách tính bể nước PCCC đầy đủ và chi tiết kèm theo ví dụ minh họa cụ thể. Ngày Đêm mong rằng, qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu rõ hơn và có thể tính toán chính xác và hợp lý cho công trình của mình. Để nhận tư vấn miễn phí các thông tin về PCCC, bạn vui lòng liên hệ Ngày Đêm qua thông tin:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

icon nhan bang gia ngaydem.vn

Click nhận báo giá thấp nhất tại đây

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ tới bạn trong 30 phút!