Mẫu Biên Bản Diễn Tập Phòng Cháy Chữa Cháy Nội Bộ #Mới nhất

Theo điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, các đơn vị cần diễn tập PCCC nội bộ ít nhất 1 lần/1 năm, để tăng cường khả năng ứng phó khi xảy ra cháy nổ. Bài viết dưới đây, Ngày Đêm xin gửi đến bạn mẫu biên bản diễn tập PCCC nội bộ chuẩn, chính xác theo đúng quy định hiện nay.

1. Mẫu biên bản diễn tập PCCC nội bộ

SỞ CS PC&CC THÀNH PHỐ…

PHÒNG CẢNH SÁT ….

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: …./PCQ.1-HDKT                 …..…, ngày ….. tháng ….. năm 20…..

BIÊN BẢN

(Giám sát tập phương án chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn)

Hôm nay, vào lúc ….. giờ ….. phút, ngày ….. tháng ….. năm ………

Tại: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..

I. ĐẠI DIỆN PHÒNG CẢNH SÁT PC&CC ……..

Đ/c ……………………………………………………………………- Cán bộ kiểm tra PCCC.

II. ĐẠI DIỆN ………………………………………………..

  1. Ông ……………………………………………………….. – Giám đốc – Chỉ huy trưởng.
  2. Ông ……………………………………………………. – Phụ trách PCCC – Chỉ huy phó.

Chúng tôi tiến hành giám sát công tác tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy – cứu hộ tại: …………………………………………………………………. theo kế hoạch số: ……./……./KH-TTPA ngày ……. tháng ……. năm ………..

III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

  1. Lực lượng: gồm …….. người.
  2. Phương tiện: Bình chữa cháy các loại, hệ thống chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống báo cháy tự động.
  3. Tổ chức điều hành và chỉ huy chữa cháy: Gồm chủ cơ sở, đội trường phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
  4. Tổ thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc nhanh chóng điện báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, chính xác, đầy đủ nội dung.
  5. Tổ cứu thương: Cứu người còn mắc kẹt trên các tầng cao và hướng dẫn khách, cán bộ công nhân viên thoát kịp thời.
  6. Tổ chữa cháy: Sử dụng các bình chữa cháy và 03 lăng B từ hệ thống chữa cháy phun vào gốc lửa chữa cháy và chống cháy lan.
  7. Tổ hướng dẫn thoát nạn và di chuyển tài sản: Hướng dẫn mọi người có mặt trong khu vực cháy thoát nạn xuống đất nhanh chóng, di chuyển được toàn bộ tài sản ở khu vực cháy ra nơi an toàn.
  8. Tổ bảo vệ: Không cho người lạ mặt vào khu vực cháy, bảo vệ các tài sản được cứu ra,…

IV. NHẬN XÉT

1. Nhận xét của cơ sở

  • Ưu điểm: Thực hiện đúng như trong kế hoạch đề ra, trong quá trình diễn ra thực tập đảm bảo an toàn về người và các dụng cụ phương tiện.
  • Nội dung cần rút kinh nghiệm: Trong quá trình diễn tập cần tập trung hơn, nhất là hướng dẫn khách thoát nạn.

2. Nhận xét đánh giá của lực lượng cảnh sát PC&CC

Việc thực tập phương án chữa cháy, cứu hộ của đơn vị ……………………………………………………………………diễn ra theo đúng kế hoạch đề ra.

Biên bản lập xong lúc …….. giờ ….. phút cùng ngày, được đọc thông qua và cùng thống nhất.

…………………………………………….                                           ĐẠI DIỆN PHÒNG

2. Lưu ý khi triển khai biên bản diễn tập PCCC nội bộ

Khi triển khai biên bản diễn tập PCCC, bạn cần lưu ý:

Cách căn lề trên khổ giấy A4

  • Lề trên: cách mép trên từ 2 – 2,5cm
  • Lề dưới: cách mép dưới từ 2 – 2,5cm
  • Lề trái: cách mép trái từ 3 – 3,5cm
  • Lề phải: cách mép phải từ 1,5 – 2cm

Chọn phông chữ, cỡ chữ

  • Văn bản hành chính phải soạn văn bản bằng phông chữ Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
  • Phần Quốc hiệu: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13.
  • Phần Tiêu ngữ: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14.

Cách ghi tên cơ quan ban hành văn bản

  • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)
  • Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, chữ đứng.
  • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 12 – 13, đặt cạnh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ ⅓ – ½ độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Cách ký tên, đóng dấu

Chữ ký của người có thẩm quyền là chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền trên văn bản điện tử. Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:

  • Nếu ký thay mặt tập thể thì ghi chữ viết tắt “™” trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
  • Nếu được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
  • Nếu ký thay thì cần ghi chữ viết tắt “KT”.
  • Nếu ký thừa lệnh thì phải viết chữ viết tắt “TL”.
  • Nếu ký thừa ủy quyền thì phải viết chữ viết tắt “TUQ”.

Trên đây là mẫu biên bản diễn tập PCCC nội bộ đầy đủ và chuẩn nhất được Ngày Đêm tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về phòng cháy chữa cháy, bạn vui lòng liên hệ với tôi theo thông tin:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

icon nhan bang gia ngaydem.vn

Click nhận báo giá thấp nhất thị trường tại đây

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ tới bạn trong 30 phút!