banner ngaydem.vn

Quy Trình Thử Áp Lực Đường Ống Chữa Cháy Đầy Đủ từ A đến Z

Ống cấp nước chữa cháy được dùng để dẫn nước dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, trước khi đi vào sử dụng, ống cần được thử áp lực để đảm bảo có thể hoạt động tốt và đáp ứng tiêu chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn quy trình thử áp lực đường ống PCCC và một vài lưu ý nhỏ, mời bạn cùng theo dõi.

1. Tiêu chuẩn áp lực nước chữa cháy

Tiêu chuẩn thử áp lực đường ống PCCC được quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật PCCC – TCVN 2622:2010”.

2. Nguyên tắc thử áp lực đường ống chữa cháy

Mục đích của quá trình thử áp lực đường ống nhằm đảm bảo: Tất cả các mối trên tuyến ống, điểm cài đặt phụ tùng, gối đỡ, tê cút,… đều chịu được áp lực va đập của nước trong ống khi làm việc và chắc chắn kín nước. Nguyên tắc thử áp lực bạn cần lưu ý như sau:

Thời điểm thử nghiệm ống: Trước khi lắp đặt, hoàn trả mặt bằng.

Trước khi tiến hành thử áp lực, đơn vị thi công cần:

  • Thông báo trước cho chủ đầu tư về thời gian thử, vị trí đoạn ống, tuyến ống có kế hoạch thử.
  • Kiểm tra xem nền móng ống đã ổn định hay chưa?

Trong quá trình thử nghiệm:

  • Không tự ý điều chỉnh lại mối nối.
  • Nếu phát hiện nghi vấn cần giữ nguyên giá trị áp lực tại thời điểm đó để kiểm tra, xem xét lại toàn bộ đường ống, nhất là các mối nối.
  • Bố trí cán bộ kỹ thuật giám sát trực tiếp, theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thử.

3. Quy trình thử áp lực đường ống PCCC

Các bước thử áp lực đường ống cấp nước chữa cháy như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị thử áp lực

Trước khi tiến hành thử áp lực, bạn cần chuẩn bị các thiết bị:

  • Máy bơm áp lực
  • Đồng hồ đo áp
  • Vòi hút
  • Vòi nối
  • Một số thiết bị khác

Bước 2: Chọn đoạn ống hoặc tuyến ống thử áp

Việc lựa chọn thử áp lực của từng đoạn ống hay tuyến ống phụ thuộc vào chiều dài đoạn ống, tuyến ống thử, lượng nước cung cấp để thử sức ép,…

Bước 3: Lựa chọn sức ép

Chọn sức ép của đường ống cần tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:

Thời gian thử áp lực cho từng giai đoạn: Ít nhất là 01 h.

Mức áp lực cho phép:

  • Cao nhất phải bằng 1.5 lần áp lực bình thường.
  • Ít nhất không được nhỏ hơn 1.25 lần áp lực có thể làm việc lớn nhất của đoạn ống.
  • Không được vượt quá khả năng chịu của ống hoặc gối đỡ được thiết kế.
  • Chênh lệch áp lực không được quá ± 0,35 bar.

Đối với các vấn đề chung, thì ta áp dụng tiêu chuẩn sau:

  • Đường ống truyền dẫn (D = 300 trở lên) thì mức áp lực thử thông thường dùng là 6 bar.
  • Đường ống phân phối (D = 100 – 300) thì áp lực thử là 2-4-2 bar.
  • Đường ống dịch vụ (D = 32 – 75) thì áp lực thử có thể là 2-4-2 bar hoặc nhỏ hơn.

* Đối với sức ép 2 – 4 – 2 nghĩa là 1 giờ đầu ta giữ áp lực là 2bar, sau đó ta nâng lên 4bar và giữ trong 1 giờ rồi sau cùng lại hạ xuống 2 bar trong 1 giờ.

Bước 4: Dự định các điểm cuối đường ống để thử áp lực

  • Nếu chọn đầu cuối của đoạn thử là van và hố thì cần kiểm tra xem van và hố có đủ khả năng để cài đặt thiết bị cho quá trình thử sức ép hay không.
  • Nếu không chọn đầu cuối của đoạn thử là van và hố thì biện pháp dự tính đầu cuối của đoạn thử áp lực tiến hành bằng cách:

Dự trù khối bê tông làm gối đỡ cho đầu cuối, trên các gối đỡ này sẽ đặt các tấm dàn tải bằng thép hoặc gỗ lên. Nếu các ống có đường kính nhỏ hơn thì gối đỡ bê tông có khả năng được thay thế bằng các tấm dàn tải tựa thẳng vào thành hố đất được gia cố.

Bước 5: Kiểm tra rò rỉ nước

Trước khi tiến hành thử áp lực, bạn cần xả hết các khí còn đọng trong đường ống chữa cháy rồi mới bơm đầy hệ thống đường ống. Khi đường ống đầy nước, tiến hành tăng áp suất vận hành đến mức độ 3 bar, giữ nguyên tình trạng trong 20 phút và kiểm tra xem nước có bị rò rỉ khỏi đường ống chữa cháy hay không. Nếu nước bị rò rỉ thì cần dừng kiểm tra và sửa chữa đường ống ngay lập tức.

Kiểm tra rò rỉ nước

Kiểm tra rò rỉ nước

Bước 6: Tăng áp từ từ và kiểm tra

Sau thời điểm bơm nước vào trong đường ống đạt được sức ép đề nghị thì ra ngừng bơm và để trong 1 giờ. Tiếp đến, ta bơm nước vào để bù trị số sức ép đã sụt đi trong vòng 1 giờ vừa qua. Sau 1 giờ nữa, ta lại lặp lại các bước tiến hành, tổng cộng lượng nước bơm vào trong 2 giờ ta sẽ có được lượng nước thất thoát.

Công thức tính lượng nước bù: Q = (L*D*sqrt(Pt))/71,526

Trong đó:

  • Q: Lượng nước rò rỉ cho phép (m3)
  • L: chiều dài đoạn thử (l/h)
  • D: đường kính trong của ống (inch)
  • Pt: áp lực thử nghiệm (bar)

Trên đây là quy trình thử áp lực đường ống PCCC chuẩn xác nhất theo tiêu chuẩn hiện nay. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn. Để được tư vấn thêm các thông tin PCCC, bạn vui lòng liên hệ Ngày Đêm theo các thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

Click nhận báo giá PCCC thấp nhất thị trường tại đây