banner ngaydem.vn

Hướng Dẫn Vận Hành Hệ Thống PCCC Đơn Giản & Nhanh Chóng

Vận hành hệ thống PCCC đúng cách vừa phát huy được hiệu quả tối đa vừa giúp cho hệ thống có thể được sử dụng lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn vận hành hệ thống PCCC chi tiết nhất. Mời bạn cùng Ngày Đêm theo dõi qua bài viết sau:

1. Hệ thống báo cháy tự động

1.1. Hệ thống báo cháy gồm những bộ phận nào?

Hệ thống báo cháy tự động có 3 thành phần chính như sau:

  • Trung tâm báo cháy (được thiết kế dạng tủ) gồm: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.
  • Thiết bị đầu vào (thiết bị khởi đầu) gồm: đầu báo (báo khói, báo nhiệt), nút nhấn khẩn cấp.
  • Thiết bị đầu ra: chuông, đèn báo cháy
Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động

1.2. Hệ thống báo cháy tự động hoạt động như thế nào?

Khi có dấu hiệu sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, xuất hiện khói, tia lửa thì các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền đi thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Trung tâm báo cháy sẽ xử lý thông tin nhận được sau đó xác định vị trí nơi xảy ra cháy (dựa vào các zone, kênh) rồi truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị, chuông, còi, đèn). Các thiết bị này sẽ phát ra tín hiệu (âm thanh, ánh sáng) để thông báo với mọi người được biết về khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

1.3. Hướng dẫn sử dụng hệ thống báo cháy tự động

Chế độ hoạt động bình thường

Chỉ có đèn “AC LAMP” sáng đồng hồ báo nguồn điện tầm 24VDC.

Chế độ báo cháy

Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu báo hoặc nút ấn bất kỳ thì:

  • Còi tại tủ trung tâm báo cháy và chuông báo cháy liên tục kêu.
  • Chữ “FIRE” sáng đỏ, hiển thị ZONE đang có cháy.

Khắc phục sự cố và Reset

Khi có tín hiệu báo cháy xảy ra cần nhanh chóng xác định khu vực hỏa hoạn. Sau đó, thực hiện thao tác “TẮT CHUÔNG TẠM THỜI” bằng 2 cách:

  • Ấn nút “MAIN SOUNDER” trên tủ để ngắt chuông tại tủ
  • Ấn nút “ZONE SOUNDER” để ngắt chuông báo cháy

Sau khi bình thường trở lại, để đưa tủ về trạng thái bình thường, bạn ấn nút “RESET” trên tủ. Nếu nút ấn bị tác động thì cần phục hồi lại về trạng thái bình thường trước khi RESET lại tủ trung tâm.

1.4. Một số lỗi thường gặp tại tủ trung tâm

  • Lỗi 1: Bất kỳ phím nào đó trên tủ trung tâm thay đổi trạng thái thì đèn “SWTCH IS NOT POSITIONED” sẽ nhấp nháy đỏ thì bạn cần tìm và đưa nút đó về trạng thái bình thường bằng cách thao tác đúng nút đó.
  • Lỗi 2: Đèn “RESERVE POWER LAMP” sáng vàng và đèn “AC LAMP” tắt thì đó là lỗi mất điện lưới. Để khắc phục thì bạn cần kiểm tra lại nguồn điện.
  • Lỗi 3: Đèn “DISCONECTION INDICATION LAMP” nháy vàng và đèn báo của ZONE nào đó nhấp nháy mà tủ trung tâm phát ra tiếng tít tít thì là lỗi ngắt điện trở cuối kênh. Cách khắc phục là kiểm tra lại SWTCH điện trở trong tủ, để tắt còi thì bạn cần ấn công tắc WARN SOUNDER.
  • Lỗi 4: Đèn “ACCUMULATION INDICATION LAMP” nháy đỏ đồng thời ZONE bất kỳ nào sáng đỏ là ZONE đó chuẩn bị có cháy. Do vậy, bạn cần nhanh chóng kiểm tra lại vị trí các đầu báo hoặc nút ấn trong ZONE đó.

* Trong trường hợp, bạn không biết nguyên nhân của sự cố thì bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật hoặc nhà cung cấp để nhận được hướng dẫn.

1.5. Kiểm tra và bảo dưỡng

Theo thông tư 52 và TCVN 5738/2001 của luật phòng cháy chữa cháy thì một năm cần bảo trì chính thức và tổng thể hệ thống báo cháy 1 lần.

>>> Xem ngay: Dịch vụ bảo trì PCCC chuyên nghiệp uy tín với giá cực rẻ

2. Hệ thống cấp nước chữa cháy

2.1. Thành phần chính của hệ thống cấp nước chữa cháy

Hệ thống cấp nước chữa cháy

Hệ thống cấp nước chữa cháy

Hệ thống cấp nước chữa cháy bao gồm các thành phần chính như sau:

Trạm bơm chữa cháy:

  • 02 máy bơm chữa cháy (Máy động cơ điện + Máy động cơ dầu Diesel)
  • 01 Máy bơm bù áp
  • Tủ điện điều
  • Các loại van, thiết bị điều khiển

Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy:

  • Đường ống chính (đặt nổi)
  • Đường ống nhánh (họng vách tường)
  • Đường ống chữa cháy tự động

Thiết bị chữa cháy chuyên dụng (đầu ra hệ thống):

  • Trụ chữa cháy ngoài nhà
  • Họng van chữa cháy vách tường
  • Vòi chữa cháy
  • Lăng chữa cháy
  • Đầu phun chữa cháy tự động Sprinkler

2.2. Cách vận hành hệ thống cấp nước chữa cháy

Khi xảy ra sự cố cháy, người tham gia trực tiếp chữa cháy cần đến nơi đặt hộp chữa cháy lấy vòi lăng lắp đồng bộ với nhau, kéo rải đến khu vực đám cháy. Tiếp đến, mở van họng chữa cháy (tại hộp hoặc trụ chữa cháy).

Lưu ý:

  • Cần phải có 2 người sử dụng vòi rồng
  • Không được hướng vòi phun về phía có người

Người tham gia chữa cháy gián tiếp tại trạm bơm nếu hệ thống đặt ở chế độ bằng tay cần thao tác:

Vận hành trạm bơm bán tự động (điều khiển tại tủ điện)

  • Trạng thái các công tắc gạt tủ điện điều khiển ở vị trí HAND.
  • Sau khi toàn bộ thiết bị van về trạng thái sẵn sàng, kiểm tra phần mồi nước cho đường ống hút và tủ điện điều khiển.
  • Nhấn nút khởi động Start (màu xanh) tại máy bơm chính hoặc máy bơm dự phòng. Máy bơm hoạt động bình thường.
  • Sau khi hoàn tất quá trình chữa cháy hoặc muốn dừng máy bơm thì nhấn nút Stop (màu đỏ) để ngắt nguồn máy bơm.

Lưu ý: Aptomat tủ điện trạm bơm, van hệ thống trạm bơm luôn ở trạng thái bật.

Vận hành trạm bơm trong trường hợp tự động

Trạng thái công tắc gạt tại tủ điện ở vị trí AUTO

Khóa van chặn vùng chữa cháy:

  • Khi áp lực đạt 3at, máy bơm động chạy dầu Diesel (Dự phòng) dừng hoạt động
  • Khi áp lực đạt 5at, máy bơm động cơ điện chính dừng hoạt động
  • Khi áp lực đạt 6at, máy bơm bù dừng hoạt động

2.3. Kiểm tra, bảo trì dưỡng hệ thống cấp nước chữa cháy

Kiểm tra tủ điều khiển bơm cứu hỏa:

  • Đèn báo pha: Nguồn 3 pha có bị mất pha không?
  • Đèn báo quá tải: Máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không?
  • Đồng hồ Volt, Ampe: Giá trị điện áp nguồn vào có đủ không?
  • Chế độ hoạt động của tủ: Có ở chế độ auto không?
  • CB tổng và CB điều khiển máy bơm: CB có sự cố khác thường không? CB có luôn ở trạng thái ON không?
  • Role trung gian + Delay time: Tiếp điểm có ngắt tốt không?
  • Bộ sạc bình tự động: giá trị điện áp AC có vào và nguồn DC có ra bình không?

Kiểm tra máy bơm chữa cháy:

Máy bơm động cơ điện (bơm chữa cháy)

  • Trạng thái hoạt động: Nhiệt có bị quá hay không? Tốc độ quay như thế nào? Có phát ra tiếng kêu lạ không? Máy có bị rò điện không?
  • Gioăng phớt đầu: Có bị rò rỉ nước không?

Máy bơm động cơ chạy bằng dầu Diesel

  • Trạng thái hoạt động: Kiểm tra, đo nguồn acquy có đủ điện áp không? Buồn chứa dầu, nhớt, nước làm mát máy có đảm bảo không?
  • Gioăng phớt đầu: Có bị rò rỉ nước không?
  • Hệ thống lọc gió và buồng xả khí: Có hoạt động tốt không? Có đảm bảo vệ sinh không?

Đường ống cứu hỏa

  • Van khóa, đầu phun và thiết bị đường ống dẫn nước chính cấp cho các khu vực: Hoạt động như thế nào?
  • Đường ống cấp nước chính cho các khu vực: Có bị rò rỉ không?
  • Đồng hồ đo áp lực nước: Hoạt động có tốt không?
  • Hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các khu vực: Hoạt động ra sao?

3. Phương tiện chữa cháy xách tay

3.1. Bình chữa cháy dạng bột (MFZL4 – MFZL8 – MFTZL35)

3.1.1. Giới thiệu chung bình chữa cháy dạng bột

Bình chữa cháy dạng bột

Bình chữa cháy dạng bột

Bình bột chữa cháy thường sử dụng là ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.

Chữ A, B, C ở trên bình thể hiện khả năng chữa cháy của bình đối với các đám cháy. Cụ thể:

  • A: Chữa đám cháy có chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi,….
  • B: Chữa đám cháy có chất lỏng như: xăng, dầu, cồn, rượu,…
  • C: Chữa đám cháy có chất khí như: gas (khí đốt hóa lỏng),…

Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, tính theo đơn vị kilogram

Tác dụng: Bình chữa cháy không độc, không dẫn điện, hiệu quả cao; đơn giản, dễ sử dụng; dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

3.1.2. Nguyên lý chữa cháy

  • Khi mở van, bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy lên của khí nén qua hệ thống ống dẫn.
  • Khi phun vào đám cháy sẽ kìm hãm phản ứng cháy, cách ly chất cháy với oxy trong không khí, ngăn hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

3.1.3. Cách sử dụng

  • Chuyển bị tới gần vị trí có cháy
  • Lắc, xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ)
  • Giật chốt hãm kẹp chì
  • Đứng ở đầu hướng gió rồi hướng loa phun vào gốc lửa
  • Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5m (Tuỳ loại bình)
  • Bóp van để bột chữa cháy phun ra
  • Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để có thể dập tắt hoàn toàn

Lưu ý:

  • Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để sắp xếp, bố trí dập cháy cho phù hợp.
  • Nếu cháy ngoài, khi phun cần đứng ở đầu hướng gió; cháy trong thì cần đứng gần cửa ra vào. Phải phun đến khi cháy tắt hẳn mới dừng lại.
  • Đối với đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, không phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng bắn ra ngoài, cháy lớn hơn.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng thì cần để riêng tránh nhầm lẫn.
  • Đứng thẳng đứng khi phun bình.

3.1.4. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng

  • Để ở nơi khô ráo, thông gió, tránh ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất có thể chịu được là 50 độ C.
  • Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, tránh rung động.
  • Phải nạp đầy lại sau khi mở van. Trước khi nạp phải tháo linh kiện bịt kín; bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột. Nếu bình còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dẫn ra đến khi kim áp kế chỉ về trị số 0. Lúc mở, nghe thấy tiếng “xì xì” thì phải ngừng và kiểm tra lại.
  • Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình cần được kiểm tra thủy lực đến khi đạt được cường độ yêu cầu tối thiểu là 30MPa thì mới được phép sử dụng.
  • Kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì cần nạp lại bình.

3.2. Bình chữa cháy dạng khí (MT3 – MT5 – MT25)

3.2.1. Giới thiệu chung bình chữa cháy dạng khí

Bình chữa cháy dạng khí

Bình chữa cháy dạng khí

Bình chữa cháy có thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ. Cụm van làm bằng hợp kim đồng. Trong bình, dưới van là ống nhựa cứng dẫn CO2 lỏng ra ngoài. Trên cụm van có 1 van an toàn, khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định nó sẽ xả khí ra ngoài. Loa phun bằng kim loại/cao su/ nhựa cứng được gắn với khớp nối bộ van qua ống dẫn thép cứng hoặc ống xifong mềm.

3.2.2. Tác dụng

  • Bình chữa cháy dạng khí cũng được dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh. Nó được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm.
  • Vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí, bình chữa cháy phù hợp với các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín, khuất gió; không phù hợp với đám cháy ngoài hay nơi thông thoáng gió.

Lưu ý: Không dùng CO2 để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ vì

CO2 + M -> MO + CO (Trong đó, CO là khí độc và rất dễ nổ)

3.2.3. Nguyên lý chữa cháy

Do có sự chênh lệch về áp suất, khi mở van bình, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển tuyết thán khí, nhiệt độ xuống tới – 78 oC. Khi phun vào đám cháy, CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

3.2.4. Cách sử dụng

  • Đưa bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.
  • Đứng ở đầu hướng gió, hướng loa phun càng gần gốc lửa thì càng tốt rồi bóp (hoặc vặn) van để khi tự phun ra để dập lửa.

Hy vọng qua những chia sẻ hướng dẫn vận hành hệ thống PCCC (Hướng dẫn sử dụng hệ thống báo cháy) đã giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng cũng như có thể tự xử lý bước đầu khi có đám cháy xảy ra. Phòng cháy chữa cháy là công việc bắt buộc để đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản. Để nhận được tư vấn miễn phí, chính xác, anh/chị vui lòng liên hệ Ngày Đêm theo thông tin:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

Click nhận báo giá thấp nhất tại đây