Menu
Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Cảm Biến Và Báo Cháy Tự Động
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.
Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ hệ thống pccc gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu lắp đặt hệ thống cứu hỏa âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
Cách nhận biết và báo cháy
Khi một đám cháy xảy ra, ở những vùng cháy thường có dấu hiệu sau:
· Lửa, khói, vật liệu chỗ cháy bị phá huỷ.
· Nhiệt độ vùng cháy tăng lên cao
· Không khí bị ôxi hoá mạnh.
· Có mùi cháy và khét
Để đề phòng cháy chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu trên để đặt các hệ thống cảm biến làm các thiết bị báo cháy. Kịp thời khống chế đám cháy giai đoạn đầu.
Thiết bị báo cháy điện tử giúp chúng ta liên tục theo dõi để hạn chế các vụ cháy tai hại, tăng cường độ an toàn, bình yên cho mọi người.
Thiết bị báo động
Thiết bị báo động gồm có hai loại:
· Báo động tại chỗ
· Báo động qua điện thoại
Báo động tại chỗ có thể sử dụng các chuông điện, mạch tạo còi hú hay phát ra tiếng nói để cảnh báo.
Trong các hệ thống báo cháy, bộ cảm biến thường đặt ở nơi dễ cháy và nối với các thiết bị báo động bằng dây dẫn điện, do đó trong một số trường hợp có thể làm dây bị đứt. Vì vậy một hệ thống báo cháy sẽ trở nên hiệu quả khi sử dụng các bộ phận vô tuyến. Trong đó bộ phận thu được gắn với mạch báo động, còn mạch phat gắn với bộ cảm biến. Tuy nhiên việc lắp đặt gặp nhiều khó khăn và giá thành cao.
Báo động qua điện thoại giúp ta đáp ứng nhanh các thông tin về sự cố đến các cơ quan chức năng. Khi có tín hiệu báo động sẽ tự động quay số đến các cơ quan như: Nhà riêng, công an, phòng cháy chữa cháy…
Phân loại hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy sử dụng hai loại điện thế khác nhau: 12V và 24V.
Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.
Tuy nhiên, trung tâm xử lí báo cháy 12V (trung tâm Networx) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V trung tâm microm,…)
Hệ thống báo cháy được chia làm hai hệ chính: Gồm hệ báo cháy thông thường và hệ báo cháy địa chỉ:
· Hệ báo cháy thông thường:
Với tính năng đơn giản, gá thành không cao, hệ thống báo cháy này chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có số lượng phòng ban không nhiều, phân xưởng có điện tích vừa và nhỏ…
Các thiết bị được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cháy trung tâm báo cháy chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực Zone mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều nãy làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.
· Hệ thống báo cháy địa chỉ:
Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng lớn, được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau.
Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác.
Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.