Bạn đã biết cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ chưa? nếu chưa thì hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây để có được cách đi dây chuẩn xác nhất nhé.
Menu
1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy địa chỉ
Để biết được cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ thì hãy tìm hiểu trước về nguyên lý hoạt động đã nhé.
1.1. Giai đoạn thường trực
Trong giai đoạn này, các đầu báo và trung tâm báo cháy liên tục trao đổi thông tin. Trạng thái của các thiết bị được cập nhật tại trung tâm và lưu trữ danh sách thiết bị cần sửa chữa khi gặp sự cố.
1.2. Giai đoạn báo cháy
Khi trung tâm báo cháy nhận được tín hiệu nguy hiểm từ đầu báo. Nó sẽ nhanh chóng xử lý và phản hồi bằng cách kích hoạt các tín hiệu cảnh báo như còi báo động và đèn báo.
1.3. Giai đoạn xảy ra sự cố
Trong giai đoạn này, các cảnh báo được truyền đến loa và đèn báo động, cũng như đèn thoát hiểm. Nhằm thông báo cho con người nhận biết và đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
Hệ thống báo cháy địa chỉ tự động hoạt động để phát hiện và đáp ứng sự cố cháy nổ, đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản.
Xem thêm: Hệ thống báo cháy địa chỉ– Ưu nhược điểm – nguyên lý hoạt động
2. Hướng dẫn cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ
2.1. Bước 1: Kiểm tra sơ đồ bản vẽ và tiến hành kế hoạch
Trước khi tiến hành thi công hệ thống báo cháy, cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra yêu cầu và phương án báo cháy của khách hàng.
- Tính toán số lượng và phân bổ thiết bị vào từng Loop tương ứng.
- Giao tiếp và kết nối với thiết bị khác:
Xác định các kết nối cần thiết với các thiết bị khác như: thang máy, quạt tạo áp. Đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động liên kết tốt với các thiết bị này.
- Tính toán nguồn và nguồn dự phòng:
Xác định các nguồn cung cấp điện cho các thiết bị như: chuông, đèn còi, và tính toán dung lượng ắc quy cần thiết. Để đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động liên tục trong trường hợp mất điện.
- Lên phương án đi dây tối ưu dựa vào bản vẽ và yêu cầu của khách hàng. Để có thể lên phương án tối ưu nhất.
2.2. Bước 2: Kéo dây và lắp đặt
- Kéo dây để cung cấp nguồn cho các thiết bị như chuông, đèn, module và hệ thống điều khiển thông qua Module Relay.
- Kéo dây để truyền tín hiệu từ module giám sát, loop mạch nhánh hoặc mạch vòng, đầu báo thường, và các ngõ vào của module.
- Theo phương án vị trí đã xác định trên bản vẽ, lắp đặt và bố trí các thiết bị vào đúng vị trí tương ứng.
- Kiểm tra lắp đặt để đảm bảo các thiết bị được lắp đặt đúng cấp nguồn (+/-) và tín hiệu.
- Đo và kiểm tra thông mạch: Sử dụng thiết bị đo và kiểm tra để xác định và kiểm tra thông mạch, đồng thời kiểm tra các lỗi có thể xuất hiện trong quá trình kéo dây.
2.3. Bước 3: Lập trình tủ báo cháy
Kiểm tra nguồn tại các thiết bị không nhận. Kiểm tra nguồn loop tại các thiết bị bị thiếu để đảm bảo có nguồn điện đạt hơn 24V. Kiểm tra lại cấp nguồn (+/-) từ tủ.
Xác định nguyên nhân thiếu thiết bị:
- Trường hợp A: Nếu nguồn loop đạt hơn 24V, kiểm tra lại cấp nguồn (+/-) từ tủ để đảm bảo kết nối đúng.
- Trường hợp B: Nếu không có nguồn loop, kiểm tra lại dây dẫn có thể bị đứt hoặc gãy trong quá trình đi dây.
Sau khi kiểm tra và xử lý lỗi nguồn, tiến hành cho tủ chạy tự động nhận thiết bị. Nếu hệ thống vẫn không nhận thiết bị thiếu, thực hiện các bước tiếp theo.
Nếu sau khi kiểm tra và tủ vẫn không nhận thiết bị thiếu, gỡ bỏ thiết bị đó và mang về bảo hành.
Trước khi mang hệ thống đi bảo hành, mang thiết bị bị thiếu và gắn trực tiếp lại tại tủ để kiểm tra lại một lần nữa và đảm bảo sự chắc chắn.
Nếu cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ không chính xác sẽ có thể xuất hiện một số lỗi:
- Kiểm tra nguồn cung cấp xác minh hệ thống có nguồn cung cấp DC 24V => đầy đủ và ổn định hay chưa.
- Kiểm tra mạch giám sát đầu vào trên module => xác định xem có hở mạch hay không.
- Lập trình trên thiết bị thông thường, bao gồm vị trí, tầng và khu vực tương ứng => dễ dàng nhận biết và quản lý hệ thống.
- Lập trình điều khiển cho các thiết bị khác => theo yêu cầu cụ thể của khách hàng hoặc hệ thống.
- Kết nối chuông trực tiếp với tủ báo cháy hoặc thông qua các module điều khiển chuông.
- Kết nối chương trình với tủ báo cháy.
- Kiểm tra lỗi và hoạt động => Chờ tủ báo cháy chạy xem có lỗi phát sinh không. Thông thường, nếu không có lỗi, chỉ có đèn báo duy nhất trên tủ sẽ sáng.
2.4. Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
- Kích hoạt báo cháy, kiểm tra tên và hiển thị chuông.
- Kiểm tra thiết bị đầu vào và ngõ ra, kiểm tra lỗi.
- Bàn giao và nghiệm thu hệ thống
3. Lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì PCCC ở đâu uy tín?
Công Ty CPPT Công Nghệ Ngày Đêm đơn vị chuyên cung cấp camera, thiết bị PCCC chính hãng, dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì PCCC chuyên nghiệp uy tín.
Đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi và chi phí vô cùng ưu đãi. Liên hệ ngay với Ngày Đêm để được tư vấn, báo giá nhé.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết được cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ chuẩn xác, hoạt động bình thường.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
– Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
– Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387
– Website: https://ngaydem.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn