Tủ báo cháy Horing là một thiết bị quan trọng trong hệ thống báo cháy và cứu hỏa. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Horing, do có nhiều loại tủ báo cháy Horing khác nhau, bạn cần xem hướng dẫn sử dụng cụ thể đi kèm với tủ của mình để biết thêm chi tiết và hướng dẫn cụ thể.
Menu
1. Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Horing
Tham khảo ngay cách sử dụng tủ báo cháy của thương hiệu Horing:
1.1. Tủ báo cháy Horing AHC-871
Trạng thái hoạt động bình thường của hệ thống báo cháy thông thường có các đèn hiển thị và trạng thái như sau:
1.1.1. Trạng thái hoạt động bình thường:
Đèn “AC Power” sáng màu xanh: Chỉ thị hệ thống hoạt động với nguồn điện 220VAC.
Đồng hồ Volt kế chỉ thị 24V (được cho phép trong khoảng 24-28V).
1.1.2. Trạng thái các đèn hiển thị:
Đèn “ZONE”:
Sáng màu xanh: Chỉ thị báo động trong khu vực có tín hiệu báo cháy.
Nhấp nháy: Chỉ thị sự cố, tín hiệu đứt dây hoặc hở mạch trong khu vực. Cần kiểm tra và xử lý để hệ thống hoạt động lại bình thường.
Đèn “Attention SW” sáng nhấp nháy màu vàng: Khi có một “Công tắc” chưa được bật. Đèn sẽ tắt khi tất cả các “Công tắc” được bật lên (vị trí bình thường).
1.1.3. Trạng thái báo lỗi kết nối:
Khi đứt dây hoặc hở mạch trong khu vực, đèn “Disconnection” và đèn “ZONE” sẽ nhấp nháy màu xanh và còi Buzzer phát âm Beep Beep. Nhấn công tắc “Disconnection Sound” để tắt tiếng còi Buzzer này.
1.1.4. Trạng thái báo cháy:
Khi có tín hiệu báo cháy, các thông báo sau sẽ xuất hiện: Chuông báo động ở khu vực sẽ vang lên. Còi Buzzer tại khu trung tâm kêu liên tục. Đèn “FIRE” sáng đỏ và đèn “ZONE” sẽ sáng xanh để chỉ thị khu vực xảy ra sự cố báo cháy.
Để tắt tiếng chuông báo động ở khu vực, nhấn công tắc “Area Bell” xuống dưới.
Để tắt tiếng còi Buzzer tại trung tâm, nhấn công tắc “Main Bell” xuống dưới.
Sau khi kiểm tra và xử lý các công tác phòng cháy tại khu vực. Để hệ thống hoạt động trở lại trạng thái bình thường, nhấn công tắc “Revert” xuống dưới và bật tất cả các công tắc khác về vị trí bình thường.
1.1.4. Kiểm tra và test hệ thống – (Sử dụng trong công việc bảo trì hệ thống)
Kiểm tra bình điện Battery: Nhấn công tắc “Battery Test” để kiểm tra tình trạng và hiệu suất của bình điện.
Sử dụng đồng hồ Volt kế để đo và chỉ thị điện áp của hệ thống.
Test chức năng báo động tại trung tâm: Đầu tiên, nhấn các công tắc “Auto Revert” và “Accummulation” xuống dưới. Sau đó, tiếp tục nhấn các công tắc “Test Switch” và “Fire Test” xuống dưới, và nhấn nút “Zone Test” tại vị trí đèn chỉ định cho khu vực. Hệ thống sẽ tự động reset sau khi kiểm tra một khu vực. Khi hoàn thành việc kiểm tra, hãy đảm bảo bật các công tắc về vị trí hướng lên trên (vị trí bình thường).
1.2. Tủ báo cháy Horing 5-QA12
Tủ báo cháy Horing 5-QA12 hoạt động như thế nào? Cùng khám phá ngay cách sử dụng dưới đây để biết rõ hơn nhé.
1.2.1. Sơ đồ kết nối thiết bị với tủ báo cháy
- Chân Lc: Chân chung (COM).
- Chân L1, L2, L3, L4, L5: Chân tín hiệu (+) cho các thiết bị đầu vào.
- Chân LAMP-, LAMP+: Kết nối đèn báo cháy.
- Chân Sounder+, Sounder-: Kết nối chuông còi báo cháy.
- Chân COM, E1, E2, E3, E4: Ngõ ra của relay.
1.2.2. Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Horing thông dụng:
- Đèn LED số 1 sẽ sáng khi có tín hiệu báo cháy.
- Đèn LED số 2 sẽ sáng khi có lỗi trên tủ.
- Đèn LED số 3 hiển thị trạng thái điện áp của tủ: H (điện áp cao), N (điện áp bình thường), L (điện áp thấp).
- Đèn LED số 4 sẽ sáng khi tủ hoạt động chỉ bằng nguồn cung cấp từ ắc quy.
- Để tắt tiếng kêu trên tủ, bấm nút Buzzer (16), đèn LED số 16 sẽ sáng.
- Để tắt tiếng chuông ở bên ngoài, bấm nút Bell (15), đèn LED số 15 sẽ sáng.
- Để Reset toàn bộ tủ, bấm phím Reset (19) trên tủ.
- Để tắt chức năng trễ, nhấn phím Delay, đèn LED số 14 sẽ sáng.
1.3. Cách sử dụng tủ trung tâm báo cháy Horing AH-03312-8L
Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Horing AH-03312-8L đơn giản với các kí hiệu trên bảng tủ báo cháy như sau:
1.3.1. Kí hiệu
- (A) Relay Output Switch: Dùng để vô hiệu hóa ngõ ra rơle.
- (B) Alarm Silence Switch: Dùng để vô hiệu hóa ngõ ra báo động.
- (C) Buzzer Mute Switch: Dùng để tắt tiếng còi trên tủ. Khi nhấn nút này, đèn LED số 16 sẽ sáng.
- (D) Test Switch: Dùng để kiểm tra hệ thống. Khi bấm nút này, các đèn sẽ sáng và còi sẽ kêu.
- (E) Disable Dialer Switch: Dùng để vô hiệu hóa chức năng quay số tự động.
- (F) Reset Switch: Dùng để reset lại trung tâm.
- (G) Zone Disable Switch: Dùng để vô hiệu hóa một zone.
- (H) Up Switch: Nhấn công tắc này để xem các mục trước đó trên trang. Hơn thế, nút ấn này có thể thay đổi thời gian và mật khẩu bằng cách tăng giá trị dần dần.
- (I) Down Switch: Nhấn công tắc này để xem các mục tiếp theo trên trang. Nó cũng có thể được sử dụng để thay đổi thời gian và mật khẩu bằng cách giảm giá trị dần dần.
- (J) Back Switch: Nhấn công tắc này để xem các trang trước của màn hình.
- (K) Enter Switch: Nhấn công tắc này để xem các trang tiếp theo của màn hình. Khi thay đổi thời gian và mật khẩu, nhấn công tắc này sẽ chuyển điều khiển đến vị trí thập phân tiếp theo.
- (M) Keyboard Enable Switch: Khi công tắc này được bật, bàn phím trên tủ sẽ được kích hoạt.
1.3.2. Ý nghĩa của đèn báo
- Fire Alarm Indicator: Sáng màu đỏ khi phát hiện có cháy.
- Fault Indicator: Sáng màu vàng khi hệ thống báo cháy xuất hiện lỗi.
- Zone Disable Indicator: Zone bị vô hiệu hóa khi có sáng màu vàng.
- Accumulation Indicator: Khi hệ thống báo cháy được mở, nó sẽ quét các bo mạch và ánh sáng màu vàng nhấp nháy để chỉ ra số lượng board đã được quét. Tiếng chuông vang lên hai lần thể hiện cho quá trình quét hoàn tất.
- Power Normal Indicator: Sáng màu xanh để chỉ hệ thống hoạt động bình thường.
- Low Power Indicator: Sáng màu vàng để cho biết AC hoặc DC cung cấp điện năng thấp hơn 15% so với yêu cầu.
- High Power Indicator: Sáng màu vàng để cho biết AC hoặc DC cung cấp điện năng cao hơn 15% so với yêu cầu.
- AC Fault Indicator: Sáng màu vàng khi mạch nguồn AC xuất hiện lỗi.
- Battery Fault Indicator: Sáng màu vàng khi ắc quy bị lỗi.
- Manual Call Point Indicator: Sáng màu đỏ khi nút nhấn được kích hoạt.
- Ground Fault Indicator: Sáng màu vàng khi hệ thống bị va chạm với đất.
- Sounder Fault Indicator: Cho biết ngõ ra chuông bị lỗi.
- Aux Fault Indicator: Cho biết ngõ ra nguồn 24VDC bị lỗi.
- PCB Link Fault Indicator: Sáng màu vàng vì bo mạch bị mất kết nối.
- Zone Alarm Indicator: Nhận được tín hiệu báo cháy khi có ánh sáng màu đỏ.
- Zone Fault/Disable Indicator: Zone bị ngắn mạch hoặc mất kết nối khi hiển thị ánh sáng màu vàng.
- Zone Active Indicator: Sáng màu đỏ khi hệ thống có báo động.
- Zone Trouble Indicator: Sáng màu vàng khi zone bị ngắn mạch hoặc bị mất kết nối.
- Power Indicator: Sáng màu xanh để chỉ nguồn hoạt động bình thường.
Hy vọng bài viết hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Horing ở trên sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất. Mỗi một dòng sản phẩm sẽ có cách sử dụng riêng biệt và kí hiệu khách nhau. Chính vì vậy hãy tham khảo và tìm hiểu kỹ trước khi dùng nhé.
2. Mua tủ báo cháy horing ở đâu chất lượng uy tín?
Công Ty CPPT Công Nghệ Ngày Đêm chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng, chính hãng với đa dạng thương hiệu và giá cả khá phải chăng.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thì không thể bỏ qua, Ngày Đêm cam kết uy tín đáng tin cậy. Chúng tôi với nhiều năm hoạt động trên thị trường, được khách hàng tin tưởng và là đối tác của nhiều đơn vị lớn.
Đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được:
- Sản phẩm chính hãng, giá rẻ nhất thị trường
- Chính sách bảo hành và đổi trả đáng tin cậy
- Dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì PCCC chuyên nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
– Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
– Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387
– Website: https://ngaydem.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn