Tình hình cháy nổ tại các doanh nghiệp diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát nên việc chấp hành quy định là cần thiết và không thể thiếu. Vậy quy định về PCCC đối với doanh nghiệp là gì? Mời anh/chị cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Doanh nghiệp nào cần phòng cháy chữa cháy?
Tại Nghị Định 136/2020/NĐ-CP, các cơ sở thuộc diện cần phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
- Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ.
- Cơ sở gia công, sản xuất, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Kho chứa xăng dầu có tổng dung tích từ 500m3 trở lên, kho khí đốt hóa lỏng có tổng trọng lượng từ 600kg trở lên.
- Chợ có tổng diện tích từ 1200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên; trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa,… có diện tích gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1000m3 trở lên.
- Nhà máy nhiệt điện với công suất từ 100.000KW trở lên, nhà máy thủy điện có công suất từ 20.000KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220KV trở lên.

Cơ quan Cảnh sát PCCC kiểm tra, giám sát hệ thống PCCC
2. Quy định về PCCC đối với doanh nghiệp
Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để có thể đảm bảo về tính mạng và tránh thiệt hại về tài sản do cháy nổ. Các hoạt động cũng như tiêu chuẩn về PCCC sẽ được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy kiểm tra, giám sát thường xuyên. Cụ thể:
- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. Tuyệt đối không sửa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện.
- Người đứng đầu doanh nghiệp, đội trưởng và bội phó của bộ phận chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức PCCC.
- Có bản nội quy, quy định về PCCC tại doanh nghiệp.
- Phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, cá nhân trong công tác PCCC.
- Có phương án PCCC, cứu hộ cứu nạn đã được phê duyệt.
- Có quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.
- Quán triệt và phổ biến quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ, công nhân viên.
- Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở nơi dễ nhìn, thuận tiện để mọi người dễ biết và thực hiện.
- Kiểm tra PCCC định kỳ theo đúng quy định của Nhà nước.
- Trang bị đầy đủ thiết bị PCCC.
- Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ và niêm yết ở những nơi dễ nhìn thấy.
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi mọi hoạt động PCCC.
4. Quy trình phòng cháy chữa cháy trong công ty
Bước 1: Thành lập đội chủ đạo công tác PCCC
- Thành lập Ban chỉ huy PCCC, có quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong ban chỉ huy.
- Có quy chế thực hiện quy định PCCC của CBCNVC chặt chẽ.
- Thường xuyên tự kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC.
Bước 2: Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở
Có quy định cụ thể bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong đội PCCC cơ sở:
- Quy mô dưới 10 người thì mọi thành viên trong doanh nghiệp đều là thành viên của đội PCCC cơ sở.
- Quy mô có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người sẽ có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Quy mô có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca thì mỗi bộ phận xưởng, xa phải có 1 tổ PCCC tối thiểu 5 – 7 người, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.
Bước 3: Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
- Người có chức danh chỉ huy PCCC
- Cán bộ, đội PCCC cơ sở
- Người làm việc trong môi trường nguy hiểm thường xuyên có về cháy nổ, người tiếp xúc với chất nguy hiểm về cháy nổ.
Bước 4: Xây dựng phương án PCCC
- Chỉ ra tính chất, đặc điểm nguy cơ về cháy nổ, điều kiện liên quan đến hoạt động PCCC.
- Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy thường gặp, nguy cơ phát triển của đám cháy theo nhiều mức độ khác nhau.
- Lên kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật để PCCC.
- Phương án PCCC của doanh nghiệp cần được Trưởng phòng Cảnh sát PCCC phê duyệt.
Bước 5: Tổ chức diễn tập PCCC tại doanh nghiệp
Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi nhận được yêu cầu.
5. Quy định xử phạt PCCC với doanh nghiệp
- Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
- a) Làm chết 02 người;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- a) Làm chết 03 người trở lên;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung quy định về PCCC đối với doanh nghiệp được Ngày Đêm tổng hợp và chia sẻ đến cộng đồng. Hy vọng, với những chia sẻ trên, anh/chị đã có kế hoạch phòng chống cháy nổ cho đơn vị của mình. Nếu anh/chị cần hỗ trợ và tư vấn PCCC, anh/chị vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
- Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
- Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MT – 0906.276.387
- Website: https://ngaydem.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn