Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cập nhật mới nhất 2023

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ bắt buộc cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

1. Đối tượng cần nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là những đối tượng cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, lưu giữ hồ sơ PCCC.

Đối tượng cần có hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Đối tượng cần có hồ sơ phòng cháy chữa cháy
  • Nhà ở, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng, khách sạn có chiều cao từ 7 tầng trở lên – những công trình cao tầng đòi hỏi giải pháp an toàn PCCC.
  • Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt và hoá chất – các nhà máy, nhà xưởng với quy mô lớn đòi hỏi giải pháp chống cháy chữa cháy tiên tiến và hiệu quả.
  • Cơ sở sản xuất và gia công, bảo quản và sử dụng vật liệu công nghiệp – môi trường nguy hiểm đòi hỏi sự nghiêm ngặt và chuyên nghiệp trong việc phòng cháy chữa cháy.
  • Kho xăng dầu hoặc kho khí đốt hoá lỏng có quy mô lớn – yêu cầu giải pháp an toàn giảm thiểu rủi ro cháy nổ.
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu hoặc khí đốt hoá lỏng
  • Chợ kiên cố hoặc trung tâm thương mại với quy mô lớn – đòi hỏi giải pháp PCCC linh hoạt và hiệu quả.
  • Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, trạm biến áp – phải có các giải pháp PCCC duy trì hoạt động an toàn và ổn định.
  • Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, vận chuyển hóa chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Thành phần có trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?

2.1. Đối với cơ sở do Công an quản lý về PCCC

  • Nội quy, các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy.
  • Các quyết định phân công chức trách và nhiệm vụ trong công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có).
  • Giấy chứng nhận đã được thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có).
  • Văn bản có chứng nhận kết quả nghiệm thu về PCCC đối với công trình thuộc danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao bản vẽ tổng thể mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ cho công việc chữa cháy. Bố trí công năng các hạng mục và dây chuyền sản xuất trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
  • Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở và chuyên ngành (nếu có).
  • Quyết định cấp chứng nhận hoặc bản sao huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
  • Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần có bản phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả về tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC của các cơ quan, người có thẩm quyền; các tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về PCCC của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC theo định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở; các báo cáo có sự thay đổi về điều kiện an toàn PCCC (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác PCCC, biên bản vi phạm, quyết định xử lý các vi phạm hành chính về PCCC, quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
  • Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); các văn bản thông báo phải có kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
  • Các tài liệu phải ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống và các thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có).
  • Giấy xác nhận có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ PCCC (nếu có).
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP là điều bắt buộc.

2.2. Đối với cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý PCCC

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy do uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý bao gồm:

  • Nội quy, các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về việc PCCC.
  • Quyết định phân công chức trách và nhiệm vụ thực hiện công tác PCCC của cơ sở (nếu có).
  • Quyết định việc cấp chứng nhận hoặc bản sao huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
  • Phương án chữa cháy của cơ sở phải được cấp do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch và báo cáo kết quả tổ chức thực tập các phương án chữa cháy.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC của cơ quan, người có thẩm quyền; các tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC theo định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở; các báo cáo khi có sự thay đổi về điều kiện an toàn PCCC (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác PCCC, biên bản vi phạm, quyết định xử lý các vi phạm hành chính về PCCC, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
  • Báo cáo các vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra về nguyên nhân các vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
  • Giấy xác nhận có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có).

Những thông trên, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về các thành phần cần có trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy.

Công ty CPPT Công Nghệ Ngày Đêm chuyên cung cấp thiết bị PCCC, thi công, bảo dưỡng, bảo trì PCCC uy tín chuyên nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu liên hệ ngay Hotline để nhận tư vấn, báo giá chi tiết nhé.

Công Ty CPPT Công Nghệ Ngày Đêm
Công Ty CPPT Công Nghệ Ngày Đêm

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ tới bạn trong 30 phút!