Công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy khá quan trọng nhằm đảm bảo an toàn khi có cháy nổ xảy ra. Cùng tìm hiểu về thủ tục, nội dung và đối tượng cần phải kiểm tra PCCC qua bài viết dưới đây nhé.
Menu
1. Thủ tục kiểm tra phòng cháy chữa cháy
- Thực hiện thường xuyên:
Những người có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với an toàn PCCC. Cần phải lập kế hoạch và xây dựng nội dung kiểm tra trước khi tiến hành quá trình kiểm tra.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất:
Người có trách nhiệm thực hiện định kỳ cần thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra. Báo trước về thời gian, nội dung và thành phần của đoàn kiểm tra.
Người có trách nhiệm thực hiện giám sát đột xuất cần phải cung cấp lý do rõ ràng cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, khi thực hiện quá trình kiểm tra đột xuất, phải xuất trình giấy giới thiệu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý.
2. Nội dung đánh giá về an toàn phòng cháy, chữa cháy
Dựa theo quy định tại khoản 2 của Điều 16 trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP, việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy bao gồm các nội dung sau đây:
Xem xét điều kiện an toàn về PCCC đối với các loại cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình và phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Thực hiện xem xét các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho rừng. Tuân theo hướng dẫn của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Đối với các công trình đang trong giai đoạn thi công, đánh gia các điều kiện an toàn về PCCC như sau:
- Xác minh giấy chứng nhận thẩm định duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của công trình. Tuân thủ danh mục công trình quy định tại phụ lục V của Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Xem xét việc sắp xếp biển chỉ dẫn thoát nạn và tuân theo nội quy về phòng cháy và chữa cháy.
- Xác định chức trách và nhiệm vụ của người được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Đảm bảo quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC của chủ đầu tư và đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền.
- Đảm bảo sự trang bị phương tiện và thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất và đặc điểm của công trình xây dựng.
- Kiểm tra cách sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa và nguồn nhiệt.
- Thực hiện đúng trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới đối với việc thực hiện PCCC.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC, các đơn vị như: doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh. Cần phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 41 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
3. Đối tượng cần phải kiểm tra an toàn về PCCC
Theo quy định tại khoản 1 của Điều 16 trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các đối tượng được kiểm tra phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Các cơ sở nằm trong phạm vi quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
- Các khu dân cư, hộ gia đình, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, rừng, phương tiện giao thông cơ giới và hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC tại các đô thị;
- Các công trình xây dựng đang trong quá trình thi công và nằm trong danh mục được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động để phục vụ mục đích quân sự;
- Các cơ sở đã đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ PCCC.
Hy vọng thông tin mà Ngày Đêm cung cấp giúp bạn hiểu hơn về nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM
Hệ thống chi nhánh: Toàn Quốc
Hotline: MB – 091.929.7766 || MN – 0981.547.680 || MN – 0906.276.387
Website: https://ngaydem.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn